Trúng thực nên làm gì? Uống thuốc gì? Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Minh LT 2024-08-24 10:41
- Nếu bạn đang băn khoăn không biết trúng thực nên làm gì, uống thuốc gì, nên ăn gì và không nên ăn gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Emdep.vn để có lời giải đáp và những thông tin hữu ích nhé!

Trúng thực (hay ngộ độc thực phẩm) không phải là một tình trạng hiếm gặp. Nếu một số trường hợp trúng thực nhẹ có thể khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị, thì một số trường hợp trúng thực nặng cần nhập viện điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy thực nên làm gì, uống thuốc gì, nên ăn gì và không nên ăn gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Emdep.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Trúng thực là gì?

Trúng thực hay ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn) xảy ra khi bạn tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc chứa độc tố mạnh. Nguyên nhân có thể là do thực phẩm bị ôi thiu, có chứa nấm mốc hoặc do các tác nhân gây hại khác. 

Trúng thực là gì

Trúng thực hay ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn)

Trong trường hợp trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy hồi phục sau vài ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, đối với các trường hợp trúng thực nặng với triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, tiêu chảy nhiều, nôn mửa liên tục hoặc mất nước nghiêm trọng, người bệnh cần phải được nhập viện để được điều trị và theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn.

Dấu hiệu trúng thực

Các dấu hiệu trúng thực thường gặp bao gồm nôn mửa, mệt mỏi, đau bụng, đi ngoài, hoa mắt và chóng mặt. Những biểu hiện này có xu hướng thuyên giảm hoặc tự khỏi sau khoảng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn, cần nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý bao gồm:

  • Mất nước nhiều
  • Tụt huyết áp và nhịp tim loạn
  • Khó thở
  • Phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
  • Tiểu ít

Những dấu hiệu trên cho thấy tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể đang ở mức nghiêm trọng và việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế là rất quan trọng để nhận được sự chăm sóc và điều trị cần thiết.

Dấu hiệu trúng thực

Nôn mửa khi bị trúng thực

Trúng thực nên làm gì?

Khi bị trúng thực, việc xử lý kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe người bệnh, dưới đây là những điều bạn nên làm khi bị trúng thực:

Gây nôn

Nếu người bệnh vừa ăn thực phẩm nghi ngờ bị nhiễm độc và chưa có dấu hiệu nghiêm trọng như co giật hoặc rối loạn ý thức, gây nôn có thể giúp loại bỏ độc tố còn lại trong dạ dày.

Cách thực hiện: Để gây nôn, người bệnh có thể uống một cốc nước pha muối (0.9%) hoặc nước lọc. Sau khi uống, dùng tay móc vào họng hoặc ấn vào gốc lưỡi để kích thích phản xạ nôn. Việc gây nôn giúp cơ thể loại bỏ nhanh chóng các chất độc còn lại trong dạ dày.

Lưu ý: Khi thực hiện biện pháp gây nôn với trẻ nhỏ, cần đặc biệt cẩn thận. Để trẻ gối đầu thấp và nghiêng đầu sang một bên khi gây nôn để tránh tình trạng sặc. Tránh để trẻ nằm ngửa khi gây nôn vì có thể gây sặc lên mũi hoặc xuống phổi, gây nguy hiểm.

Trúng thực nên làm gì - Gây nôn

Trúng thực nên làm gì? Nên gây nôn khi bị trúng thực

Bù nước và điện giải

Trúng thực thường đi kèm với triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, dẫn đến mất nước và điện giải nghiêm trọng. Bổ sung đủ nước và điện giải giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Cách thực hiện: Để bù nước và điện giải, có thể sử dụng dung dịch oresol pha theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu không có oresol, có thể pha 1 thìa cà phê muối với 1 lít nước để uống. Đây là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.

Lưu ý: Dung dịch oresol chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi pha và cần bảo quản cẩn thận để tránh nhiễm bẩn. Không nên đun sôi dung dịch oresol vì điều này có thể làm mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc, tránh việc chia sẻ nước uống giữa các bệnh nhân để giảm nguy cơ lây lan.

Trúng thực nên làm gì - Bù nước và điện giải

Trúng thực nên làm gì? Nên bù nước và điện giải khi bị trúng thực

Nghỉ ngơi và theo dõi

Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu ban đầu, cần theo dõi các triệu chứng của người bệnh như nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt hoặc bất kỳ dấu hiệu lạ nào khác. Việc theo dõi giúp phát hiện sớm các biến chứng và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.

Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể nghỉ ngơi để cơ thể tự phục hồi. Tuy nhiên, cần theo dõi sát sao và đưa người bệnh đến cơ sở y tế nếu triệu chứng không cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi.

Thăm khám tại cơ sở y tế

Nếu người bệnh có triệu chứng nghiêm trọng như co giật, rối loạn ý thức hoặc tình trạng không cải thiện dù đã thực hiện các biện pháp sơ cứu, cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Việc can thiệp y tế là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bệnh và điều trị kịp thời các biến chứng có thể xảy ra.

Cách trị trúng thực dân gian

Khi bị trúng thực, ngoài việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cần thiết, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp dân gian tại nhà để làm giảm các triệu chứng khó chịu. Dưới đây là một số cách trị trúng thực dân gian:

  • Nhai tỏi tươi: Tỏi được biết đến với tính kháng sinh tự nhiên, có khả năng giúp giảm đau bụng và ngăn ngừa tiêu chảy. Bạn có thể nhai từ 2 đến 3 tép tỏi tươi để tận dụng các hợp chất kháng khuẩn và kháng viêm trong tỏi, giúp làm giảm triệu chứng trúng thực.
  • Uống nước chanh ấm: Uống từ 2 đến 3 cốc nước chanh ấm có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và làm dịu dạ dày. Vitamin C không chỉ hỗ trợ hệ miễn dịch mà còn giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau trúng thực.
  • Uống nước ấm pha giấm táo: Giấm táo có tác dụng chống vi khuẩn và giúp làm giảm các triệu chứng trúng thực. Pha một ít giấm táo vào nước ấm và uống có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại, làm giảm cảm giác buồn nôn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Cách trị trúng thực dân gian

Uống nước ấm pha giấm táo trị trúng thực

Trúng thực nên ăn gì?

  • Thực phẩm nhạt: Sau khi trúng thực, đường ruột thường trở nên nhạy cảm hơn, vì vậy bạn nên tiêu thụ các món ăn nhẹ nhàng để xoa dịu hệ tiêu hóa. Các thực phẩm ít chất béo và chất xơ như khoai tây, mật ong, chuối và cháo yến mạch là lựa chọn tốt. Chẳng hạn như cháo yến mạch có thể giúp làm dịu dạ dày và cung cấp dinh dưỡng dễ hấp thu.
  • Thức uống chứa Pedialyte: Trúng thực thường gây mất nước, do đó việc bổ sung nước và chất điện giải là rất quan trọng. Pedialyte là một loại thức uống giúp cung cấp các điện giải cần thiết và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa men vi sinh và lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Bổ sung sữa chua có thể giúp phục hồi cân bằng vi khuẩn trong ruột.
  • Trà: Các loại trà như trà gừng, hoa cúc và bạc hà có thể giúp giảm viêm, xoa dịu dạ dày, và hạn chế buồn nôn. Những loại trà này cũng giúp cung cấp một lượng nước nhẹ nhàng cho cơ thể.

Trúng thực nên ăn gì

Trúng thực nên ăn sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Trúng thực không nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu đạm: Các thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt bò và cá béo khó tiêu hóa hơn và có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa còn yếu. Do đó, nên tránh ăn các thực phẩm này trong thời gian hồi phục.
  • Chất béo: Thực phẩm chứa nhiều chất béo như socola, bánh kẹo, đồ chiên rán, khó tiêu hóa hơn và có thể làm tình trạng trúng thực trở nên tồi tệ hơn. Hạn chế các thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hồi phục hơn.
  • Đồ ăn cay: Thực phẩm cay có thể kích thích dạ dày và làm tăng cảm giác khó chịu. Sau khi trúng thực, nên tránh các món ăn cay để không làm trầm trọng thêm tình trạng.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Mặc dù chất xơ có lợi cho tiêu hóa, nhưng sau khi trúng thực, quá nhiều chất xơ có thể gây đầy hơi, chướng bụng và chuột rút. Nên hạn chế các thực phẩm như rau sống, ngũ cốc nguyên hạt trong thời gian này.
  • Thực phẩm có tính axit: Các thực phẩm như cà chua, cam, quýt và dưa chua có thể làm tăng triệu chứng ợ chua và ợ nóng. Tránh các thực phẩm này giúp giảm cảm giác khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục.
  • Một số loại đồ uống: Bia, rượu, cà phê, nước ngọt và nước tăng lực đều có thể gây kích thích dạ dày và làm tình trạng trúng thực nặng hơn. Nên tránh những đồ uống này cho đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn.

Trúng thực không nên ăn gì

Trúng thực không nên ăn thực phẩm giàu đạm

Trúng thực nên uống thuốc gì?

Cùng với “Trúng thực nên làm gì?”, ‘Trúng thực nên uống thuốc gì?” cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.

Dưới đây là một số loại thuốc và sản phẩm mà bạn có thể sử dụng khi bị trúng thực:

  • Oresol: Oresol là dung dịch giúp bổ sung nước và các chất điện giải cần thiết như natri, kali, và canxi, để duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Mất nước là một tình trạng phổ biến khi bị trúng thực do tiêu chảy và nôn mửa kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu trúng thực do vi khuẩn gây ra, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh hiện tượng kháng thuốc.
  • Thuốc chống ký sinh trùng: Nếu trúng thực do ký sinh trùng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống ký sinh trùng để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa. Việc sử dụng thuốc chống ký sinh trùng phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
  • Men vi sinh: Men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung men vi sinh có thể giúp phục hồi hệ tiêu hóa và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Men vi sinh hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Loperamid: Loperamid là một thuốc không kê đơn có tác dụng giảm tiêu chảy và buồn nôn. Tuy nhiên, không khuyến khích sử dụng cho trẻ em và cần lưu ý sử dụng khi trúng thực không do nhiễm khuẩn với các triệu chứng như không sốt, phân không có máu hoặc chất nhầy.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc và sản phẩm hỗ trợ cần dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Trúng thực nên uống thuốc gì

Cách phòng ngừa trúng thực

Chọn thực phẩm tươi sống và chất lượng

Ưu tiên sử dụng các thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng. Tránh mua và tiêu thụ thực phẩm đã dập nát hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Những thực phẩm tươi sạch thường ít có nguy cơ chứa vi khuẩn gây hại và đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe.

Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng

Tuyệt đối không tiêu thụ đồ ăn đã quá hạn sử dụng, đồ ăn có mùi lạ hoặc dấu hiệu ôi thiu. Thực phẩm hết hạn có thể chứa vi khuẩn hoặc nấm mốc gây ngộ độc, do đó cần phải kiểm tra kỹ hạn sử dụng trước khi sử dụng.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Tránh bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Dù tủ lạnh giúp làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn, nhưng không thể hoàn toàn ngăn chặn sự sinh sôi của chúng. Các thực phẩm nên được tiêu thụ trong thời gian ngắn và không nên sử dụng thực phẩm đã bảo quản lâu để chế biến món ăn.

Giữ vệ sinh trong quá trình chế biến

Giữ vệ sinh trong quá trình nấu nướng là rất quan trọng. Ví dụ, không nên sử dụng chung thớt và dao để thái đồ ăn sống và đồ ăn chín. Rửa sạch các dụng cụ nấu nướng và tay trước khi chế biến thực phẩm để giảm nguy cơ vi khuẩn lây lan.

Thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”

Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ lưỡng và nước uống đã được đun sôi, giúp tiêu diệt vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh có thể có trong thực phẩm và nước uống, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng trúng thực mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi “Trúng thực nên làm gì?” đồng thời có thêm thông tin hữu để xử lý và ngăn ngừa trúng thực hiệu quả.

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bài tập vận động đơn giản tại nhà ngay trên giường ngủ