Thực hư lời đồn u nang buồng trứng có liên quan đến chuyện chăn gối?
Tin liên quan
Nguyên nhân nào dẫn đến u nang buồng trứng, có liên quan “chuyện ấy” không?
Có không ít lời truyền tai nhau rằng phụ nữ bị u nang buồng trứng rất có thể bắt nguồn từ chuyện sinh hoạt tình dục, thực hư thế nào? Chuyên gia sức khỏe cho biết: Thực tế thì hai vấn đề này không có mối liên quan quá lớn, điển hình là người chưa trải qua “chuyện ấy” vẫn có thể bị u nang buồng trứng.
Sức khỏe các cơ quan sinh sản ở nữ giới có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, có thể do bệnh tật hoặc do thói quen sống không khoa học. U nang buồng trứng gây ra nhiều bất lợi cho chị em cả về thể chất lẫn tinh thần.
Có khoảng 20 - 25% số người bệnh là do di truyền, nếu bà hoặc mẹ, chị em của bạn bị u nang buồng trứng thì bạn cũng nên nâng cao đề phòng, khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
Quá trình rụng trứng có vấn đề, nếu hiện tượng này xảy ra liên tục một cách bất thường sẽ làm tổn thương buồng trứng, lâu ngày gây ra các khối u. Ngoài ra, phụ nữ có thói quen sinh hoạt tiêu cực như thức khuya, áp lực lớn, ăn uống thất thường v.v… khiến sức đề kháng suy giảm, dễ bị bệnh.
Một nguyên nhân gây u nang buồng trứng nữa đó là do viêm nhiễm vùng chậu, không điều trị sớm sẽ khiến vách ống dẫn trứng dày lên và dễ bị viêm tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe buồng trứng và các cơ quan lân cận.
Biểu hiện của u nang buồng trứng giúp chị em sớm nhận biết
Về mặt lâm sàng, u nang buồng trứng có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng điển hình bao gồm đau bụng dưới, huyết trắng ra nhiều và có màu, mùi bất thường, rối loạn kinh nguyệt.
Sờ bên ngoài bụng dưới có thể cảm nhận được các khối u cứng nhưng không đau, tuy nhiên một số trường hợp bạn cũng sẽ cảm thấy đau đớn khi sinh hoạt chăn gối. Khối u cũng ảnh hưởng đến hormone, gây chảy máu âm đạo hoặc lông cơ thể mọc nhiều hơn.
Trường hợp bệnh diễn biến nặng sẽ gây đau bụng dữ dội, chướng khí, khó thở, biếng ăn, tức ngực và sốt v.v… Vùng phụ cận như bàng quang cũng bị chèn ép dẫn đến tiểu nhiều lần hoặc khó tiểu. Nếu không sớm điều trị thậm chí có thể biến chứng thành ung thư buồng trứng.
Điều trị u nang buồng trứng lúc nào thì cần phẫu thuật?
Theo thống kê lâm sàng, đa số u nang buồng trứng đều lành tính nên chị em không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý và hiệu quả điều trị. Khi phát hiện bất thường ở cơ thể, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Nếu khối u có đường kính nhỏ, không vượt quá 5cm và không có triệu chứng điển hình đặc biệt nào thì trước hết có thể chưa cần can thiệp y khoa. Bác sĩ có thể chỉ định bạn cải thiện từ chế độ ăn uống và các thói quen sinh hoạt khác cũng như kết hợp thêm đông y. Tuy nhiên, bạn nhớ khám định kỳ để theo dõi.
Nếu thể tích khối u lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh bác sĩ sẽ đề nghị bạn phẫu thuật, cụ thể cần cắt bỏ bao nhiêu sẽ tùy tình huống bệnh nhân. Sau phẫu thuật, khối u vẫn có thể tái phát nên cần đặc biệt chăm sóc và theo dõi thường xuyên.
Ngoài ra, phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng thông thường cũng khiến chị em mất khả năng làm mẹ nên các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết để bạn cân nhắc đưa ra quyết định. Có thể thấy, mỗi người nên duy trì lối sống tích cực để giảm nguy cơ bệnh tật, ảnh hưởng đến tâm sinh lý lẫn hạnh phúc gia đình.
U nang buồng trứng mặc dù không liên quan quá lớn đến chuyện chăn gối nhưng chị em cũng nên chia sẻ với người bạn đời để có tần suất “yêu” phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn, tránh viêm nhiễm cơ quan sinh dục, duy trì sức khỏe và tình cảm cả hai.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất