Tại sao nổi mụn nước ở môi? Cách xử lý khi nổi mụn nước ở môi

Moon 2023-08-08 14:22
- Tại sao nổi mụn nước ở mô và cách xử lý tình trạng này hiệu quả có trong bài viết dưới đây.

Mụn nước ở môi là gì?

Mụn nước ở môi (hay còn gọi là bệnh Herpes môi) là tình trạng lớp da ở môi phồng lên và chứa dịch. Những mụn nước này thường mọc thành từng đám trên môi và xung quanh miệng, bên trong mụn nước chứa dịch trong suốt, màu trắng đục, vàng hoặc lẫn máu.

Tại sao nổi mụn nước ở môi? Cách xử lý khi nổi mụn nước ở môi

Tại sao nổi mụn nước ở môi?

Nguyên nhân chính của việc nổi mụn nước ở môi là do virus Herpes simplex (HSV). Bình thường virus ký sinh trong cơ thể 1 – 2 tuần sau đó sẽ biểu hiện bởi một loạt triệu chứng. Virus HSV1 là loại gây mụn ở mặt, miệng, môi, cằm, mũi còn HSV2 ở bộ phận sinh dục. 

Virus HSV lây truyền qua đường tiếp xúc với dịch, nước bọt của người mang bệnh. Dịch mủ chảy ra từ các vết phồng cũng là nguyên nhân lây lan virus cho người khác. Đối tượng thường gặp tình trạng nổi mụn nước ở môi thường là những người có vết thương hoặc phần da môi mềm, những người xăm môi,… Những người bị cảm lạnh, rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc, stress,… cũng khiến virus sẽ biểu hiện nhanh hơn. Người bị viêm da cơ địa, dị ứng tiếp xúc cũng có khả năng biểu hiện nhanh.

Một số nguyên nhân khác về nổi mụn nước ở môi

  • Áp lực căng thẳng.
  • Quá trình phẫu thuật hoặc chấn thương nhẹ gần vùng xung quanh môi.
  • Điều kiện thời tiết lạnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Trạng thái sức khỏe yếu, bị ốm.
  • Nữ giới trong giai đoạn kinh nguyệt.
  • Thiếu hụt giấc ngủ.

Mụn rộp ở môi lây qua đường nào?

Bệnh nhân cần thận trọng để ngăn ngừa sự lan truyền của mụn rộp ở miệng thông qua những cách sau:

  • Tránh tiếp xúc với vùng da xung quanh và bên trong miệng có vết thương.
  • Hạn chế tiếp xúc với các vết sưng hoặc chất lỏng từ người bệnh thông qua việc chia sẻ thực phẩm, sử dụng các dụng cụ vệ sinh hoặc dao cạo chung, thậm chí hôn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người mắc bệnh.

Triệu chứng mụn nước ở môi

Trong giai đoạn tiềm ẩn, người bệnh không có triệu chứng gì rõ ràng. Tuy nhiên, sau 2 tuần nhiễm virus sẽ khiến vùng da quanh môi và nướu phồng nước, nổi đỏ và sưng lên. Cụ thể:

  • Cụm mụn nước nhỏ xuất hiện ở vùng niêm mạc của cả môi trên ,môi dưới và các vùng da lân cận đỏ sưng.
  • Khi mụn nước vỡ, chất lỏng chảy ra có thể làm lây lan tới các vị trí khác trên cơ thể hoặc gây lây nhiễm cho những người khác.
  • Người bị mụn nước thường bị ngứa ngáy, tê và đau rát hoặc hơi nhói, nóng và đau nhức khi ăn uống.
  • Mỗi giai đoạn bệnh kéo dài từ 1 đến 3 tuần và có thể tái phát từ 1 đến 2 lần trong một năm và đôi khi còn có thể kéo dài đến 5-6 lần.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc bị các bệnh suy giảm miễn dịch thường tình trạng bệnh sẽ lan rộng, kéo dài và có thể gây ra biến chứng.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng gặp một số triệu chứng khác như: sốt, viêm họng, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết, đau cơ, trẻ em bị chảy nước bọt không kiểm soát...

Tại sao nổi mụn nước ở môi? Cách xử lý khi nổi mụn nước ở môi

Cách xử lý nổi mụn nước ở môi hiệu quả

Hiện nay Herpes môi chưa có thuốc đặc trị, cũng khó để diệt tận gốc virus. Các nốt mụn nước thường biến mất sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này có thể xử lý bằng cách:

Dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ

Tốt nhất, nếu gặp tình trạng nổi mụn nước, bạn hãy tới các trung tâm y tế uy tín để được xét nghiệm và đưa ra cách điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. Sau khi được khám, bác sĩ sẽ đưa ra đề xuất về loại thuốc thích hợp. Các bác sĩ có thể khuyến cáo bạn uống thuốc kháng virus theo đơn kê. Thuốc có thể ở dạng bôi (Docosanol, Penciclovir, Acyclovir) hoặc uống (Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir). Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị.

Thuốc điều trị bệnh mụn rộp ở môi

Một số loại thuốc điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng virus (acyclovir, famcyclovir, valacyclovir): Giúp rút ngắn thời gian bệnh, ngăn ngừa tái phát.
  • Thuốc giảm đau: Dùng để giảm khó chịu khi mụn rộp xuất hiện, thường không gây đau nhưng kéo dài.
  • Thuốc chăm sóc da: Dùng kem chứa acyclovir 5% để giảm triệu chứng và khống chế virus.
  • Thuốc khô vết trợt lở và tạo vảy: Sử dụng dung dịch povidin hoặc milian để làm khô vết mụn.
  • Kem làm giảm đau (xyclocain).
  • Rửa miệng bằng nước muối, hoặc rửa môi bằng nước ấm hoặc dung dịch thuốc tím pha loãng.

Biện pháp hỗ trợ điều trị mụn nước ở môi tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp với các biện pháp hỗ trợ bên ngoài như:

  • Súc miệng sạch sẽ với nước súc miệng chứa baking soda
  • Giảm sưng rộp với kem dưỡng ẩm
  • Không đưa tay lên nặn mụn tránh vỡ, lây lan ra vùng xung quanh

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn loại bệnh mụn rộp môi, và virus herpes simplex (HSV) gây bệnh không thể tiêu diệt hoàn toàn. Thường thì, các vết mụn rộp sẽ tự giảm đi và biến mất trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuần. Tuy nhiên, vì bệnh có khả năng lây lan cao, việc bắt đầu điều trị ngay từ sớm là vô cùng quan trọng.

Việc sử dụng đúng loại thuốc và cách điều trị phù hợp có thể giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa tình trạng tái phát trong tương lai. Cách điều trị bao gồm việc sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên vùng môi hoặc thuốc uống Tuy nhiên, việc tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định là quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

tại sao nổi mụn nước ở môi

Thêm vào đó, việc ăn uống trong thời gian bị nổi mụn nước cũng cần được đảm bảo. Hãy uống đủ 2 lít nước/ngày, ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, rau xanh và hoa quả chứa vitamin và khoáng chất, nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại virus. Bạn cũng nên bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày vì tỏi chứa chứa acid salicylic có tính kháng khuẩn, kháng viêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bội nhiễm.

Cách phòng ngừa và ngăn mụn rộp ở môi tái phát

Để phòng tránh tình trạng mụn rộp trên môi, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp dưới đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hỗ trợ sức đề kháng của cơ thể bằng cách tránh các thực phẩm giàu arginin như dừa, đậu nành, socola, cà rốt, để ngăn ngừa việc virus tái phát.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc chia sẻ đồ dùng với người mắc mụn rộp sinh dục.
  • Hạn chế môi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Nếu cần, sử dụng kem chống nắng cho môi và bảo vệ khuôn mặt khỏi tác động của tia UV.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý phòng ngừa việc lan truyền mụn rộp trên môi đối với con cái bằng cách:

  • Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay.
  • Hạn chế việc đưa đồ chơi vào miệng.
  • Thường xuyên làm sạch đồ chơi của trẻ bằng chất khử trùng.
  • Trong trường hợp trẻ có mụn vỡ hoặc có dịch chảy, nên giữ trẻ ở nhà cho đến khi mụn nước bắt đầu khô và đóng vảy.
  • Tránh để trẻ gần nhau khi họ có mụn rộp và chảy nước dãi không kiểm soát.
  • Sử dụng găng tay dùng một lần hoặc bông gòn để thoa thuốc lên vùng mụn loét của trẻ.
  • Đưa bé đến thăm bác sĩ da liễu ngay khi nhận thấy các dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Như vậy, bài viết này đã lý giải tại sao nổi mụn nước ở môi. Hi vọng thông qua bài viết, bạn đã tìm được những thông tin hữu ích để áp dụng.

Moon (Tổng hợp)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nhìn Quỳnh Anh Shyn tưởng đang mặc áo dài tại Paris Fashion Week, nhưng không