Tác hại của ngủ quá nhiều là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện hiệu quả
Tin liên quan
Giấc ngủ chất lượng ngoài việc ngủ đủ giấc còn phải đảm bảo bạn có thể ngủ ngon, ngủ sâu và đạt được trạng thái tốt nhất vào sáng hôm sau. Ngủ đúng cách và có hiệu quả giúp bạn có tinh thần sảng khoái, tăng trí nhớ, sự sáng tạo và nâng cao hệ miễn dịch toàn diện.
Tùy theo độ tuổi, mức độ hoạt động trong ngày và tình trạng sức khỏe mà giấc ngủ của mỗi người có thể khác nhau. Tuy nhiên, trong tình huống thông thường thì mọi người cần ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.
Tác hại của ngủ quá nhiều thường ít được quan tâm hơn là việc bạn ngủ quá ít. Chuyên gia cho biết: Trong vòng 24 giờ, nếu bạn ngủ nhiều hơn 9 tiếng thì được xem là ngủ quá nhiều. Mặc dù vậy, nếu bạn đang bị bệnh hoặc vừa làm việc căng thẳng cũng có thể như vậy.
Rối loạn giấc ngủ tạm thời không đáng lo ngại vì nó thường quay trở lại trạng thái bình thường khi cơ thể bạn đã phục hồi thể lực, giải tỏa được áp lực tinh thần hoặc cải thiện chế độ sinh hoạt của mình. Nhưng nếu trở thành thói quen thì nên thận trọng.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ngủ quá nhiều?
Ngủ quá nhiều nếu kéo dài có thể là một triệu chứng của rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn hoặc bệnh lý. Điển hình là tác dụng của thuốc hoặc một số vấn đề về thần kinh. Ngoài ra, “ngủ quên” so với trạng thái bình thường còn có thể do nhiều nguyên nhân sức khỏe như sau:
- Bệnh tim mạch
- Bệnh tiểu đường
- Béo phì
- Suy giáp
- Chứng nghiến răng khi ngủ
- Các cơn đau mãn tính
- Chứng ngưng thở khi ngủ hoặc chứng ngủ rũ
- Mất cân bằng hormone
- Bệnh Parkinson
- Trầm cảm
Dấu hiệu ngủ quá nhiều là gì?
Tuy tình trạng ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nhưng không phải hoàn toàn. Một số trường hợp đặc thù, con người cần ngủ nhiều hơn những người khác một chút mà không đáng lo ngại.
Quan trọng là bạn vẫn cảm thấy sảng khoái tinh thần, thể lực phục hồi và không có bất cứ trở ngại nào trong sinh hoạt thể chất lẫn trí não thì có thể không cần lo lắng đến tác hại của ngủ quá nhiều, đơn giản là bạn cần ngủ như thế để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ngủ quá lâu trong đêm kéo dài thường xuyên, kèm theo những dấu hiệu điển hình sau đây thì cần quan tâm và tìm cách khắc phục:
- Cả ngày luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải dù bạn ngủ rất lâu
- Đau đầu không có nguyên nhân rõ rệt
- Hoạt động thể chất rất mau bị mệt vì không đủ năng lượng
- Tâm trạng thay đổi liên tục, không ổn định
- Đã tỉnh giấc nhưng luôn cảm thấy khó khăn để ngồi dậy
- Chán ăn, có thể kèm theo một số triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa
Làm gì để cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả?
Ngủ quá ít ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nhưng ngủ quá nhiều, cụ thể là hơn 9 tiếng mỗi đêm cũng có thể gây hại cho thể chất lẫn tinh thần của bạn. Nó có thể tăng cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống, giảm chức năng miễn dịch và dễ mắc bệnh mãn tính hơn.
Bạn có thể tự khắc phục tình trạng này bằng một số thói quen nhỏ như sau:
- Tránh đặt báo thức nhiều lần, cố gắng tập thói quen thức dậy ngay khi chuông báo thức đầu tiên vang lên
- Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, bao gồm cả ngày cuối tuần
- Hạn chế ánh sáng khi ngủ để có giấc ngủ sâu nhưng cần ánh sáng tự nhiên của ánh nắng mặt trời để đánh thức bạn
Nếu bạn đã áp dụng và kiên trì trong một thời gian vẫn không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nguyên nhân và điều trị hiệu quả. Ngoài trạng thái tinh thần, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống và vận động để có một cuộc sống chất lượng.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về tác hại của ngủ quá nhiều, từ đó có biện pháp phòng ngừa và cải thiện hợp lý.
Thiên Khuê (Theo Health)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất