Nguyên nhân ngủ ngáy, rủi ro tiềm ẩn và cách cải thiện hiệu quả

Thiên Khuê 2024-08-20 07:50
- Nguyên nhân ngủ ngáy là gì? Emdep sẽ giúp bạn giải tỏa những băn khoăn về tình trạng ngáy ngủ để có cách xử lý hiệu quả nhé.

Vì sao bạn ngủ ngáy?

Ngáy ngủ đầu tiên thường được xem là một thói quen sinh hoạt làm phiền đến giấc ngủ của người bên cạnh. Tuy nhiên, nó không chỉ là một tình trạng gây khó chịu mà đôi khi còn tiềm ẩn rủi ro sức khỏe.

Nguyên nhân ngủ ngáy thường xảy ra khi đường thở bị tắc nghẽn, khiến cho các mô ở miệng, mũi và cổ họng rung lên khi bạn hít thở. Một số trường hợp cần phẫu thuật như khí quản hẹp, lưỡi to, viêm amidan… có thể tăng nguy cơ tắc nghẽn này.

Nguyên nhân ngủ ngáy, rủi ro tiềm ẩn và cách cải thiện hiệu quả

Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe còn chỉ ra những yếu tố có thể gia tăng tình trạng ngáy ngủ như sau:

- Tuổi tác cao khiến cho trương lực các cơ bị suy giảm

- Người nghiện rượu bia, thuốc lá dễ làm cơ miệng và cổ họng bị giãn rộng hơn

- Thống kê lâm sàng cho thấy nam giới cũng dễ bị tình trạng ngáy ngủ hơn so với nữ giới

- Tiền sử gia đình có chứng ngủ ngáy

- Người béo phì

- Bạn đang mắc bệnh hoặc dị ứng liên quan đến các cơ quan như mũi, miệng.

Rủi ro khi ngủ ngáy có gì đáng lo ngại?

Chuyên gia sức khỏe cho biết: Ngủ ngáy không hẳn là một thói quen xấu nhưng nó ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bạn và cả người xung quanh. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện giấc ngủ bị xáo trộn và năng lượng không phục hồi, hãy quan tâm hơn đến ngáy ngủ.

Thường xuyên ngủ ngáy và luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày có thể là tình trạng của chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng tắc nghẽn gây ra ngáy thường do đường thở bị hẹp, thậm chí bị chặn trong khi bạn đang ngủ.

Bên cạnh đó, ngáy ngủ nếu kéo dài có thể làm gián đoạn giấc ngủ ngày càng nghiêm trọng hơn, dẫn đến lượng oxy vận chuyển trong máu bị xuống thấp, gây mệt mỏi, khó tập trung, tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường tuýp II và bệnh tim mạch.

Nguyên nhân ngủ ngáy, rủi ro tiềm ẩn và cách cải thiện hiệu quả

Nếu tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xác định chuẩn xác nguyên nhân ngủ ngáy. Bạn có thể nhờ người ngủ cùng giúp bạn quan sát những dấu hiệu bất thường sau:

- Bạn phát ra tiếng khịt mũi, thở hổn hển, có biểu hiện của ngừng thở đồng thời diễn ra với tiếng ngáy.

- Bạn cảm thấy bồn chồn vào ban đêm, đi tiểu nhiều lần, ban ngày luôn mệt mỏi và thể lực không phục hồi dù bạn cho rằng mình có ngủ vào ban đêm.

Làm gì để cải thiện chứng ngáy ngủ?

Ngáy ngủ không phải là một loại bệnh mà là một triệu chứng của vấn đề sức khỏe nào đó. Vì vậy, bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu ngủ ngáy không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để cải thiện.

- Sử dụng miếng dán mũi chống ngáy hoặc đơn giản hơn là chọn một chiếc gối chống ngáy chuyên dụng

- Khi ngủ, đầu nên được nâng hơi cao để lưu thông đường thở

- Khuyến cáo bạn nằm nghiêng thay vì nằm ngửa

- Cai thuốc lá

- Hạn chế tối đa bia rượu và thuốc an thần vì chúng đều không có lợi cho giấc ngủ về lâu dài

- Duy trì thể trọng hợp lý, bởi vì béo phì cũng có thể gây ra một số bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ và tăng nguy cơ ngủ ngáy.

Nguyên nhân ngủ ngáy, rủi ro tiềm ẩn và cách cải thiện hiệu quả

Bạn nên tạo thói quen khoa học cho mọi sinh hoạt hằng ngày, bao gồm cả chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi. Điều này giúp cơ thể luôn trong trạng thái ổn định, khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân ngủ ngáy, từ đó có biện pháp cải thiện hiệu quả, đem lại giấc ngủ chất lượng và một tinh thần sảng khoái vào hôm sau.

Thiên Khuê (Theo Health)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những cô dâu được mong chờ nhất 2023: Linh Rin chưa háo hức bằng Diễm My 9X