Ngủ nhiều có béo không và những vấn đề liên quan đến ngủ nhiều không phải ai cũng biết

MIN 2022-02-22 14:41
- Ngủ nhiều có béo không là vấn đề mà không ít người băn khoăn vì chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học cơ thể. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây bạn nhé!

Chắc hẳn trong chúng ta rất nhiều người gặp phải tình trạng ngủ hơn 8 tiếng, thậm chí là hơn 10 tiếng mỗi ngày nhưng cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái uể oải, mệt mỏi và có cảm giác như thiếu ngủ. Và có lẽ các bạn cũng biết giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, trí nhớ, tâm trạng, cảm xúc hay cân nặng. Vậy ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là ngủ nhiều? Ngủ nhiều có tốt không? Ngủ nhiều có béo không? Hãy cùng báo phụ nữ online emdep tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

Ngủ nhiều là thế nào?

Ngủ nhiều là tình trạng ngủ trong thời gian quá nhiều 1 ngày, có thể là ngủ ngày hoặc ngủ đêm. Hầu hết những người ngủ nhiều thường có giấc ngủ vào ban đêm kéo dài trên 10 tiếng và cảm thấy rất khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng vì cảm thấy rất buồn ngủ. Những người ngủ nhiều thường có thể ngủ ở bất cứ thời gian, địa điểm nào như đang trong lúc học tập, làm việc, thậm chí là lái xe. 

Với những người ngủ nhiều, họ luôn luôn buồn ngủ và khó để tỉnh táo vào ban ngày. Từ đó dẫn đến việc học và làm mất tập trung, tư duy chậm chạp, suy giảm trí nhớ, cảm thấy bồn chồn hoặc kích động,  thiếu sự sáng tạo và cảm thấy thiếu năng lượng để bắt đầu làm bất cứ việc gì. Những triệu chứng của người ngủ nhiều thường thấy ở người trẻ tuổi hay người trong độ tuổi 20 hoặc có thể sớm hơn, muộn hơn tùy vào cơ chế sinh học trong cơ thể mỗi người. 

Ngủ nhiều có béo không và những vấn đề liên quan đến ngủ nhiều không phải ai cũng biết

Có 2 loại ngủ nhiều là ngủ nhiều nguyên phát và ngủ nhiều thứ phát

- Ngủ nhiều nguyên phát: thường xảy ra ở những người không có bệnh gì mà chỉ ngủ nhiều do cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng.

- Ngủ nhiều thứ phát: thường xảy ra ở người đã có bệnh và một trong những triệu chứng của căn bệnh đó, chẳng hạn là chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh Parkinson, suy thận hay hội chứng mệt mỏi mãn tính…

Phân biệt ngủ nhiều thông thường và chứng ngủ rũ

Nhiều người vẫn nhầm tưởng giữa ngủ nhiều do mệt mỏi và bệnh lý ngủ rũ. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt 2 loại ngủ nhiều này dựa theo 1 số những yếu tố sau đây:

Người mắc chứng ngủ rũ thường có nhiều giấc mơ sống động hay thậm chí là gặp ảo giác mỗi khi buồn ngủ, còn người ngủ nhiều thông thường thì thôi.

Những người hay ngủ rũ thường có giấc ngủ ngắt quãng, ngủ không ngon, k sâu giấc còn người ngủ nhiều thông thường thường ngủ xuyên đêm không tỉnh, giấc ngủ không chập chờn.

- Ngủ rũ bị mất trương lực cơ còn ngủ nhiều thường thì không

- Người ngủ rũ vào giấc ngủ nhanh hơn và cũng tỉnh nhanh hơn

- Sau giấc ngủ, người ngủ rũ cảm thấy tỉnh táo còn người ngủ nhiều thì cảm thấy uể oải, mệt mỏi, thậm chí là muốn đi ngủ nữa.

Cách chuẩn đoán tình trạng ngủ nhiều

Thông thường, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ quá mức, ngủ nhiều mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 6 tuần thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác về tình trạng của mình. Qua đó, bạn sẽ có một phác đồ điều trị để chấm dứt tình trạng ngủ nhiều đó.

Nếu như việc ngủ nhiều của bạn không phải là biểu hiện của một số bệnh lý thì bác sỹ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số phương pháp chuẩn đoán như:

- Đo đa ký giấc ngủ: Để có thể tiến hành đo đa kí giấc ngủ, bệnh nhân sẽ ngủ tại phòng khám hoặc bệnh viện, bác sĩ sẽ gắn một số thiết bị lên các vị trí nhất định trên cơ thể trong quá trình ngủ để đo hoạt động của não, nhịp tim, huyết áp… và đưa ra kết luận.

- Sử dụng thang đo mức độ buồn ngủ Epworth để đánh giá mức độ buồn ngủ và kết quả đo sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận về những ảnh hưởng của giấc ngủ đến cuộc sống hàng ngày của bạn. 

- Viết nhật kí giấc ngủ bằng việc ghi lại thời gian ngủ, thói quen sinh hoạt trước và sau giấc ngủ để xác định thời lượng, kiểu ngủ và tình trạng ngủ của bệnh nhân

Ngủ nhiều có béo không và những vấn đề liên quan đến ngủ nhiều không phải ai cũng biết

Ngủ nhiều là bệnh gì?

Nhiều người gặp phải tình trạng ngủ nhiều nhưng lại ít người coi đó là một trong những triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm. Thực tế, ngủ nhiều có thể là triệu chứng của một số căn bệnh như:

- Rối loạn giấc ngủ: triệu chứng là chứng ngủ rũ hay ngưng thở khi ngủ

- Ngủ không đủ giấc

- Thừa cân

- Lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích

- Tác dụng phụ của các loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ hoặc cai nghiện thuốc

- Di truyền

- Tổn thương não hoặc các bệnh liên quan đến thần kinh như: u não, chấn thương não, đa xơ cứng hay bệnh Parkinson

- Trầm cảm

Nguyên nhân dẫn đến ngủ nhiều

Các nghiên cứu đã chỉ ra chứng ngủ quá nhiều (cần phải ngủ từ 10 - 12 giờ vào mỗi đêm mới cảm thấy đủ) có xu hướng ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường thuộc một trong những trường hợp sau đây:

Môi trường tác động, chẳng hạn như công việc quá nhiều, áp lực quá lớn khiến bạn không có thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi quá sức, kiệt sức nên cơ thể có thể ngủ nhiều nhất 15 giờ mỗi tuần

Chất lượng giấc ngủ không tốt: Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm, bị gián đoạn giấc ngủ thì việc bạn ngủ nhiều vào ban ngày hay lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi là việc hết sức dễ hiểu. Tình trạng ngủ không đủ giấc sẽ có xu hướng cố bù đắp lại bằng cách kích thích cơ thể ngủ nhiều hơn

Ngoài những nguyên nhân trên đây thì cũng có thể do cơ thể bạn mắc một số bệnh lý như chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ rũ, trầm cảm…

Ngủ nhiều có tốt không?

Ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống, để cơ thể nghỉ ngơi, năng lượng được tái tạo cho những ngày làm việc sau đó. Theo tháp nhu cầu của Maslow, ngủ thuộc nhóm nhu cầu sinh học bên cạnh việc ăn, mặc, thở… Tuy nhiên, nhu cầu này cũng có giới hạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra lượng thời gian cho giấc ngủ của mỗi người ở những độ tuổi khác nhau như sau:

- Với trẻ em dưới 14 tuổi: thời gian ngủ là 10 tiếng/ ngày

- Trẻ sơ sinh: 16 - 10 tiếng/ ngày 

- Người trưởng thành: 8 tiếng/ ngày

- Người già: 6 tiếng/ ngày.

Như vậy, nếu thời gian ngủ của bạn vượt quá lượng thời gian trên quá nhiều nghĩa là bạn đang rơi vào tình trạng ngủ nhiều.

Nhiều người lầm tưởng rằng càng ngủ nhiều càng khỏe, tuy nhiên, sự thật không đơn giản như vậy. Việc ngủ nhiều có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, cụ thể như:

- Khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải khi ngủ dậy

- Tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp do rối loạn nhịp sinh học của cơ thể

- Các nghiên cứu chỉ ra là người trưởng thành ngủ quá 8 tiếng/ ngày sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn 34% so với người bình thường

- Ngủ nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng tim, tăng nguy cơ đột quỵ 46% so với những người có thời gian ngủ hợp lý.

Do đó, ngủ nhiều không tốt mà còn mang đến những tác hại ghê gớm đến sức khỏe. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý để tránh mắc những bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe.

Ngủ nhiều có béo không và những vấn đề liên quan đến ngủ nhiều không phải ai cũng biết

Ngủ nhiều có béo không?

Ngoài câu hỏi ngủ nhiều có tốt không, ngủ nhiều là bệnh gì thì ngủ nhiều có béo không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi lẽ vấn đề cân nặng, vóc dáng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, ngoại hình. Vậy ngủ nhiều có béo không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây

Các chuyên gia sức khỏe chỉ ra rằng, trong lúc ngủ, mọi hoạt động tuần hoàn cũng như trao đổi chất của cơ thể sẽ giảm xuống. Vì vậy, nếu thời gian ngủ của bạn quá dài thì sẽ không có thời gian cho các hoạt động giúp tiêu hao năng lượng.

Nếu bạn ngủ nhiều nhưng không thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thì cơ thể bạn sẽ bị tích trữ rất nhiều calo vì không có thời gian cho các hoạt động trao đổi chất tiêu thụ calo. Và việc tích trữ calo chính là nguyên nhân khiến bạn béo lên trông thấy.

Ngủ nhiều sẽ béo lên, do đó, bạn hãy giữ cho mình chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ trong khung thời gian hợp lý để hạn chế việc tăng cân, béo phì mà còn tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều

Ngủ nhiều thực sự không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến cân nặng, vóc dáng. Đó là lý do tại sao bạn cần áp dụng các phương pháp để hạn chế cơ thể ngủ nhiều. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:

Thiết lập thời gian biểu cho giấc ngủ: Hãy đặt báo thức cho giấc ngủ của mình (sáng dậy lúc 6h - 6h30, tối ngủ lúc 22h - 22h30) và tập cho mình thói quen ngủ dậy ngay sau khi báo thức reo. Duy trì lịch biểu cả những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ, ngày lễ. Việc thức dậy đúng giờ, ăn sáng đủ chất, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe khoắn, giàu năng lượng và có thêm thời gian để làm rất nhiều việc.

Ăn uống điều độ, không ăn sát giờ ngủ: 

Sau khi ăn, cơ thể cần 2 - 3 tiếng để tiêu hao bớt năng lượng. Việc ăn quá muộn sẽ khiến cơ thể nạp thêm nhiều calo mà không thể giải phóng trước khi ngủ làm tích tụ mỡ thừa, dẫn đến tăng cân. Do đó, bữa tối nên kết thúc trước 7 - 8 giờ.

Bổ sung thêm các sản phẩm tốt cho giấc ngủ như: trà hoa cúc, trà sen, trà gừng… và tránh các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như: cà phê, rượu bia, đồ uống có ga, trà mạn…

ngủ nhiều có béo không

Tập luyện mỗi ngày

Tập luyện mỗi ngày là cách để bạn giải phóng năng lượng khá tốt, kể cả khi bạn có lỡ ngủ nhiều thì hãy tăng thời gian luyện tập lên. Hãy chọn một bộ môn thể thao mình yêu thích như gym, yoga, boxing, dance… hay bất cứ hoạt động nào để cơ thể vận động nhiều và giải phóng calo.

Bạn nên luyện tập 1 - 2 tiếng mỗi ngày và ít nhất 4 - 5 ngày/ tuần (nếu có điều kiện, có thể luyện tập cùng huấn luyện viên có chuyên môn thể hình) để giảm mỡ thừa hiệu quả và không còn nỗi lo ngủ nhiều có béo không.

Ngủ đúng tư thế, ngủ đủ giấc

Tư thế khi ngủ cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ sâu của giấc ngủ. Hãy nằm ở tư thế đầu không bị dốc để tuần hoàn máu lên não lưu thông tốt hơn, ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngủ trưa từ 15 - 30 phút, lưu ý không ngủ trưa quá lâu vì sẽ gây mệt mỏi, uể oải khi thức dậy và tích tụ mỡ thừa.

Như vậy, ngủ nhiều là một trong những tình trạng đáng lo ngại đối với sức khỏe, vóc dáng của bạn. Hãy nhanh chóng từ bỏ thói quen này bằng cách áp dụng những phương pháp mà Emdep gợi ý trên đây để có một sức khỏe và vóc dáng thon gọn.

Với những tổng hợp trên đây, chắc hẳn các bạn cũng tìm được lời giải cho câu hỏi ngủ nhiều có béo không, ngủ nhiều có tốt không. Chúc các bạn tìm thấy cho mình những thông tin tham khảo hữu ích!

MIN (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 con giáp càng lớn tuổi càng đẹp mặn mà