Đi vệ sinh đúng cách: Những điều có thể bạn chưa biết
Tin liên quan
Đi vệ sinh đúng cách: Thói quen cầm điện thoại vào toilet nguy hại cỡ nào?
Gây bất lợi cho sức khỏe của mắt
Đi vệ sinh đúng cách tưởng chừng như việc đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện tốt, điển hình là ngày càng có nhiều người quen với việc xem điện thoại ngay cả trong khi đang giải quyết “nhu cầu”. Bạn nghĩ rằng chỉ là chuyện nhỏ vì không ít người làm?
Thông thường, ánh sáng trong toilet không đầy đủ, nếu bạn lại chỉnh ánh sáng màn hình điện thoại càng sáng sẽ tăng áp lực cho mắt, gây tình trạng mỏi thị giác, chưa kể khoảng cách cầm điện thoại trong nhà vệ sinh chật hẹp cũng gần mắt hơn, lâu ngày có thể khiến bạn cận thị, loạn thị.
Có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột, hậu môn
Khi bạn có thói quen cầm điện thoại khi đi vệ sinh, nguy cơ vi khuẩn có hại bám vào tay sẽ càng tăng lên, lúc này bạn sử dụng giấy vệ sinh để lau chùi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua đường hậu môn, thậm chí đi sâu vào bên trong gây bệnh.
Ngoài ra, chăm chú vào điện thoại cũng làm phân tán sự tập trung cho nhu cầu “giải quyết”, khiến cho quá trình đại tiểu tiện kéo dài hơn, lâu ngày có thể làm bạn bị các vấn đề về đường ruột, bài tiết mà điển hình là chứng táo bón mãn tính.
Không những vậy, niêm mạc ống hậu môn có một lớp đệm mang tính đàn hồi phụ trách kiểm soát đại tiện. Nếu bạn ngồi quá lâu trên bồn cầu, áp lực bụng tăng cao khiến khả năng đàn hồi này yếu đi, dần dần bị trễ xuống dưới hình thành các búi trĩ.
Đi vệ sinh đúng cách: Ngồi xổm hay ngồi đặt mông trên bàn cầu tốt hơn?
Thực tế, việc ngồi như thế nào để đi vệ sinh đúng cách cũng khó phân biệt rõ ràng, bởi vì ngồi xổm hay ngồi đặt mông trực tiếp trên bàn cầu đều có lợi - hại riêng của nó. Vì vậy, quan trọng hơn hết là bạn nên tập trung giải quyết nhu cầu cho xong, tránh ngồi quá lâu trong toilet.
Đi vệ sinh đúng cách: Toilet công cộng có gây bệnh truyền nhiễm không?
Môi trường nhà vệ sinh công cộng không thể đảm bảo khử trùng triệt để, chủ yếu là bạn nên phòng tránh nhiễm virus HPV. Loại virus này nhiều nhất có thể tồn tại 48 giờ ngoài cơ thể con người.
Do đó, nếu trong khoảng thời gian này mà bạn tiếp xúc gần hoặc dùng chung bồn cầu với người mang mầm bệnh thì sẽ có khả năng bị nhiễm HPV. Để hạn chế vấn đề này, bạn nên chọn toilet công cộng có mức độ vệ sinh tốt nhất có thể, khi cơ thể có biểu hiện bất thường nên sớm đến bệnh viện kiểm tra.
Đi vệ sinh đúng cách: Dội bồn cầu có nên đậy nắp hay không?
Theo nghiên cứu cho thấy, nếu không đậy nắp, sau khi bấm nút dội bồn cầu thì nồng độ vi khuẩn đo được trong không khí nhà vệ sinh có thể cao hơn đến 12 lần so với khi bạn đậy nắp bồn cầu rồi mới xả nước. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tập thói quen đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.
Đi vệ sinh đúng cách: Làm sao để tăng tính an toàn cho sức khỏe?
Kiểm soát thời gian ngồi trong toilet là điều kiện hàng đầu. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn chỉ nên giải quyết nhu cầu trong khoảng 5 đến 10 phút là tốt nhất, vừa tránh các thói quen xấu như chăm chú vào điện thoại, vừa hạn chế bị nhiễm các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trước và sau khi đi vệ sinh vẫn nên rửa tay sạch sẽ, tư thế ngồi đặt mông trên bàn cầu vẫn được khuyến khích hơn là ngồi xổm vì có thể giảm bớt áp lực vùng bụng, cũng hỗ trợ quá trình đại tiện thuận lợi hơn.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức đi vệ sinh đúng cách, giải tỏa các băn khoăn mà nhiều người vẫn mắc phải.
Thiên Khuê (Theo Sohu)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất