Dấu hiệu khi cơ thể thừa nước là gì?

Thiên Khuê 2022-09-13 13:15
- Dấu hiệu khi cơ thể thừa nước giúp bạn sớm nhận ra vấn đề sức khỏe và có biện pháp khắc phục. Cùng Emdep tìm hiểu khi nào bạn uống quá nhiều nước nhé.

Uống quá nhiều nước có sao không?

Thông thường, chúng ta luôn được khuyến cáo rằng hãy uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Khi bị mất nước, bạn sẽ dễ mắc các vấn đề sức khỏe.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết: Uống quá nhiều nước cũng gây ra vài rắc rối cho bạn. Ngoài sự khó chịu khi phải đi vệ sinh nhiều thì một số trường hợp nhất định cũng có thể gây bệnh.

Dấu hiệu khi cơ thể thừa nước là gì?

Dấu hiệu khi cơ thể thừa nước nghiêm trọng chính là bị “nhiễm độc nước”. Hiện tượng này là do lượng natri và chất điện giải trong máu bị hạ thấp quá mức, dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

Mặc dù vai trò của nước rất quan trọng đối với sức khỏe nhưng bạn cũng cần lắng nghe cơ thể mình. Một số biểu hiện điển hình sau đây sẽ giúp bạn sớm nhận ra sự thừa nước và cải thiện kịp thời.

Dấu hiệu khi cơ thể thừa nước

Bạn luôn mang theo chai nước và liên tục rót đầy

Bất kể tần suất hoạt động của bạn ít hay nhiều, nhưng nếu bạn phát hiện mình có thói quen luôn cầm chai nước rót đầy trong suốt ngày, rất có thể bạn sẽ tiêu thụ quá nhiều nước. 

Liên tục uống nước có thể làm hạ natri trong máu, khiến các tế bào cơ thể có biểu hiện sưng lên, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe toàn diện.

Dấu hiệu khi cơ thể thừa nước là gì?

Nhức đầu mãn tính 

Mất nước hay thừa nước đều có thể dẫn đến hiện tượng đau đầu mà không phải do bệnh tật nào khác. Khi cơ thể dư thừa nước, nồng độ muối trong máu giảm thấp làm sưng phù các tế bào bên trong.

Não bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng do áp lực tăng và gây chứng đau nhức đầu. Một số trường hợp nghiêm trọng kéo dài còn kiến bạn gặp khó khăn khi hít thở, mất tập trung và trí nhớ kém.

Đi tiểu liên tục hoặc mất cảm giác tiểu tiện

Uống một lượng nước quá lớn sẽ khiến bạn khổ sở vì phải đi tiểu nhiều lần ngay cả khi vừa mới “giải quyết” xong, đặc biệt là chứng tiểu đêm. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày rất có thể đây là dấu hiệu khi cơ thể thừa nước.

Tuy nhiên, cũng có biểu hiện ngược lại chính là bàng quang căng đầy lâu gây mất cảm giác buồn tiểu. Ngoài ra, thói quen nhịn tiểu cũng gây mất cân bằng cho hoạt động hệ bài tiết, lâu ngày còn gây nhiều bệnh tật.

Dấu hiệu khi cơ thể thừa nước là gì?

Nước tiểu có màu sắc bất thường

Nước tiểu của người bình thường khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt hoặc vàng trong suốt. Nếu phát hiện màu sắc nước tiểu trở nên không màu như “nước lọc” thì nên cân nhắc điều chỉnh lượng nước uống.

Thông thường, người trưởng thành nên uống từ 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày. Tuy vậy, bạn cũng cần căn cứ độ tuổi, chiều cao, cân nặng, nhu cầu hoạt động, thời tiết… để điều chỉnh uống nước phù hợp.

Xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy

Đôi khi thừa nước cũng có dấu hiệu tương tự thiếu nước, điển hình là bạn có thể bị buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Khi uống quá nhiều nước, thận sẽ phải làm việc cật lực và khó đào thải hết chất lỏng dư thừa, khiến chúng tích tụ trong cơ thể gây khó chịu.

Dấu hiệu khi cơ thể thừa nước là gì?

Yếu cơ và chuột rút

Cơ thể dư thừa nước khiến chất điện giải giảm thấp, làm mất sự cân bằng cần thiết để duy trì hoạt động khỏe mạnh. Bạn dễ có hiện tượng yếu cơ bắp và bị chuột rút.

Bạn có thể thay nước lọc bằng một phần nước dừa để bổ sung chất điện giải tự nhiên. Đồng thời có kế hoạch điều chỉnh lượng nước uống và chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cơ sở nhận biết dấu hiệu khi cơ thể thừa nước, kịp thời cải thiện thói quen sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe.

Thiên Khuê (Theo Health)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thủ thuật tắt 'đã xem' trên Zalo một cách đơn giản nhất