Dấu hiệu bạn đi bộ quá nhiều, rủi ro tiềm ẩn và cách khắc phục
Tin liên quan
Đi bộ nhiều có tốt không?
Đi bộ là một trong những môn vận động đơn giản mà hầu như ai cũng thực hiện được. Thói quen đi bộ thường xuyên thực sự có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng và duy trì vóc dáng.
Dấu hiệu bạn đi bộ quá nhiều đôi khi cần phải dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người vì không có giới hạn “tối đa” nào cho việc đi bộ, kể cả những bài tập khác. Người chưa qua đào tạo có thể đi bộ khoảng 5 đến 6km trong 2 giờ mà hoàn toàn không ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, con số này không cố định cho tất cả mọi người. Nó tùy thuộc vào độ tuổi, thể lực, thời tiết, tình trạng sức khỏe và khả năng cho phép của hệ thống xương khớp. Bạn cần bắt đầu với cường độ vừa phải và quan sát trạng thái sau khi tập để tránh đi bộ quá sức.
Rủi ro tiềm ẩn khi bạn đi bộ quá mức
Đi bộ đúng cách thực sự đem lại lợi ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Mặc dù vậy, bạn cần thận trọng đề phòng những rủi ro tiềm ẩn khi việc tập luyện này vượt quá giới hạn của mình.
Vận động quá sức có thể dẫn đến tăng nhịp tim, gây ra tình huống nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt, người có bệnh về tim phổi, hen suyễn, cao huyết áp càng nên chú ý hơn. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn luyện tập phù hợp.
Viêm khớp, đau nhức, căng cơ… cũng có thể do việc bạn đi bộ với cường độ cao, lạm dụng hoạt động ở hai chi dưới gây áp lực lớn cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cần bổ sung đủ nước để tránh tình trạng mất nước và chất điện giải.
Làm sao nhận biết bạn đang đi bộ quá nhiều?
Bạn có thể vẫn cảm thấy thoải mái sau khi đi bộ đường dài cho dù các chi và cơ vẫn có hiện tượng đau nhức. Tuy vậy, nếu nó tạo ra chấn thương và tình trạng đau nhức này kéo dài bất thường thì có thể là dấu hiệu bạn đi bộ quá nhiều.
Một số dấu hiệu vật lý như căng cứng cơ thể, đau các khớp, hoặc bất cứ cảm giác bất thường nào trên cơ thể đều cần tạm nghỉ ngơi, điều chỉnh tần suất đi bộ. Thậm chí, một số trường hợp vẫn bị đau hoặc tái phát sau khi bạn đã ngừng đi bộ thì cần gặp bác sĩ.
Bên cạnh đó, tâm trạng dễ lo lắng hay nóng giận, nhịp tim nhanh ngay cả khi bạn nghỉ ngơi, ban đêm khó ngủ… đều là dấu hiệu cảnh báo bạn đang lạm dụng việc đi bộ. Người có bệnh mãn tính có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
Có thể thấy, dù là môn vận động đơn giản nhất như đi bộ vẫn cần thực hiện đúng cách và hợp lý. Bạn nên bắt đầu bằng một quãng đường có thể kiểm soát, đảm bảo sau khi tập luôn cảm thấy thoải mái và không bị đau nhức kéo dài.
Khi cơ thể đã thích nghi bước đầu, bạn có thể tăng dần số bước nhưng không nên quá 10%/tuần. Người trưởng thành khỏe mạnh có thể đạt mục tiêu lý tưởng là 10.000 bước mỗi ngày, tuy nhiên con số này sẽ khác nhau ở mỗi người.
Chọn giày đi bộ phù hợp, tạo cảm giác thoải mái và trang phục gọn nhẹ, thấm hút, co giãn tốt. Bạn cũng nhớ bổ sung đủ nước trong quá trình luyện tập nữa nhé. Khi có dấu hiệu bất thường cần ngưng ngay việc đi bộ, nghỉ ngơi và kiểm tra cơ thể.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu bạn đi bộ quá nhiều, từ đó có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau vận động.
Thiên Khuê (Theo Health)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất