Làm gì khi sống chung với ô nhiễm?

Trang Airi 2015-04-21 10:34
- (Em đẹp) - Tình hình ô nhiễm, đặc biệt là ở các thành phố lớn ngày càng gia tăng, một lượng lớn các hạt bụi, phấn hoa, vi khuẩn và virus và các chất độc hại khác có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt.

Môi trường ô nhiễm, độ ẩm giảm đi rất nhiều khiến niêm mạc mũi khô và thiếu linh hoạt, giảm chức năng phòng chống bệnh tật, các vi khuẩn trong không khí sẽ tận dụng lợi thế xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương phổi và màng phổi. Những lớp bụi bẩn qua đường hô hấp lắng đọng trong các phế nang, gây viêm đường hô hấp mãn tính, khí phế thũng và các bệnh phổi khác. Cũng dễ làm cho mọi người tái phát bệnh đường hô hấp hoặc bệnh trở nặng. Vì vậy, để đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường khủng khiếp như hiện nay, chúng ta nên thực hiện những cách làm sau:

1. Giữ độ ẩm trong phòng

Các thí nghiệm cho thấy, độ ẩm tương đối của không khí là 50% -60% sẽ khiến cơ thể thoải mái nhất. Nếu ít hơn 50%, bạn sẽ cần phải có một biện pháp hiệu quả để tăng độ ẩm trong không khí. Đặc biệt là đối với những gia đình có em bé, bạn cần giữ độ ẩm hợp lý trong phòng. Chẳng hạn như việc sử dụng sản phẩm phun nước, lau sàn nhà với một miếng vải ướt, hoặc trồng cây xanh cũng là một phương pháp tăng độ ẩm của phòng. Đồng thời, cần thiết phải đóng cửa sổ để ngăn bụi và vi khuẩn vào bên trong. Có thể sử dụng kết hợp nước hoa xịt phòng để khử trùng, chẳng hạn như Sophora, Radix,…đều có tính diệt khuẩn chống viêm hiệu quả có thể ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.

2. Đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn xâm nhập

lam-gi-khi-song-chung-voi-o-nhiem-1
Chọn một chiếc khẩu trang thật tốt để hạn chế bụi và vi khuẩn ngoài trời, đeo kính râm, kính chắn bụi nhưng  vẫn phải đảm bảo tính chất truyền sáng tốt để không làm cản trở tầm ngắm khi đi đường. Khi bị bụi vào mắt, không nên dụi mắt để tránh các bệnh về mắt do vi khuẩn hoặc virus lây lan. Rửa mắt càng sớm càng tốt với nước nhỏ mắt hoặc lau nhẹ nhàng với một chiếc khăn ướt sạch, không chỉ dễ dàng để đánh bật bụi ra khỏi mắt mà còn có thể đóng vai trò trong việc chống lại nhiễm trùng. Nếu tình trạng trầm trọng, cần kịp thời đến bệnh viện. 

3. Thay quần áo sau khi về nhà

Sau khi trở về nhà, ngay lập tức vệ sinh cơ thể. Rửa sạch với nước và cẩn thận làm sạch lỗ mũi, mũi có thể nhẹ nhàng hít nước, sau đó thổi ra ngoài, không chỉ ngăn chặn các hạt bụi xâm nhập vào phổi mà còn để kích thích huyệt, điều chỉnh chức năng sinh lý, bảo vệ mũi. Thay thế kịp thời quần áo và được làm sạch ngay bằng chất tẩy rửa của y học cổ truyền, tránh việc sử dụng các chất hóa học gây ra ô nhiễm thứ cấp. Ngoài ra, các phòng nên được dọn dẹp sạch sẽ, lau sạch bụi bằng một miếng vải ẩm để tránh hít phải.

4. Chế độ ăn uống hợp lý để duy trì lượng nước cơ thể

Thời tiết hanh khô, trong chế độ ăn và uống cần phải tập trung vào việc tăng cường chức năng của cơ thể. Ăn nhiều trái cây, uống cháo, súp, trà, nước trái cây… để tăng hàm lượng nước của cơ thể, bổ sung độ ẩm bị mất. Đồng thời, ăn nhiều trái cây và rau quả còn giúp thúc đẩy chuyển hóa chất thải ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, nếu có trẻ con trong gia đình, các bậc cha mẹ nên cho con cái uống nước, tránh ăn cay, đồ chiên, thực phẩm khô. Nên bổ sung các loại Vitamin A thích hợp chẳng hạn như cà rốt, bí ngô, khoai lang đỏ.
Trang Airi/ Dịch từ QQ
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


9 dấu hiệu tố cáo đàn ông ngoại tình