Giao mùa, trẻ hay sụt sịt, liệu có nên áp dụng cách làm này để rồi bé có thể mắc những hậu quả nặng nề hơn?

2018-03-05 08:30
- Cách nhỏ nước muối có ngâm cọng tỏi không phải là thần dược như các mẹ đang nghĩ.

Mới đây, trên mạng xã hội, một cư dân mạng chia sẻ về kinh nghiệm chữa ngạt mũi, viêm mũi cho con bằng cách cho cọng tỏi vào nước muối sinh lý. Sau đó, người này chờ đợi cho tinh dầu từ cọng tỏi tan ra rồi mới nhỏ vào mũi con. Thực hiện như vậy sẽ khỏi ngạt mũi, sổ mũi trong vài ngày.

Tuy nhiên, cách này lại vấp phải sự hoài nghi của không ít cha mẹ. Một cư dân mạng cho rằng: "Tinh dầu tỏi tan ra nhưng vẫn có vị cay nhất định. Nhỏ nước muối sinh lý có thể không sao nhưng kèm tinh dầu tỏi là có thể cay, khiến trẻ càng khó chịu, sưng nề phần trong mũi, sặc hoặc đôi khi quấy khóc hơn. Theo tôi làm như vậy hơi mạo hiểm và không biết thực hư thế nào".

Nhiều người cũng tỏ ra đồng tình việc tỏi là gia vị có tác dụng kháng sinh nên có thể có tác dụng giải cảm. Nhưng áp dụng nhỏ vào mũi không phải ai cũng dám làm. Trước đây, từng có lời truyền trên mạng chỉ cần lấy tỏi dã nhỏ lấy nước nhỏ vào mũi con sẽ khỏi viêm phế quản, viêm mũi, ngạt mũi nhưng thực tế không bác sĩ nào đồng ý với cách làm phản khoa học như vậy.

Trong quá trình nuôi con nhỏ, con bị ngạt mũi, thở bằng miệng là hình ảnh khiến cha mẹ rất xót xa. ác phụ huynh thường cố gắng làm mọi cách để con hết ngạt mũi nhưng không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả. Đặc biệt việc nghe theo những cách lan truyền trên mạng, chưa được kiểm chứng bằng các công trình nghiên cứu càng tiềm ẩn ngu cơ và hậu quả khôn lường trước. Do đó, cha mẹ cũng cần hết sức tỉnh táo.

Không phải có tác dụng như lời đồn?

Trao đổi với Emdep, bác sĩ Văn Giàu (Nguyên bác sĩ Quân y) cho hay từ xa xưa tỏi đã được dùng trong thực phẩm như một cách để giải cảm, phòng cảm cúm và tăng cường độ ngon của món ăn. Trong tỏi có Chất allicin và các thành phần sulphur khác có trong tỏi kháng khuẩn hiệu quả. Đây được xem là kháng sinh từ thiên nhiên, hữu dụng và không gây tác hại nhiều như kháng sinh thông thường.

"Việc dùng cọng tỏi cho vào nước muối sinh lý thì độ nóng của tinh dầu tỏi không nhiều như tỏi dã nhuyễn nhưng cách này cũng chưa được ai khuyên hay công nhận hoặc chưa có công trình nào nghiên cứu để công bố. Đây chỉ là kinh nghiệm của vài người. Các phụ huynh cần thận trọng và đừng vội vàng làm theo", bác sĩ cho hay.

Trên thực tế, theo các bác sĩ Nhi khoa, việc dùng nước muối sinh lý chỉ áp dụng khi trẻ có bệnh lý ở mũi còn thông thường không nên dùng vì có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này. Trên thực tế, mũi đã có cơ chế tự làm sạch, không cần phải dùng đến nước muối sinh lý mới có thể có tác dụng.

Điều đáng lo ngại nhất khi cho cọng tỏi vào trong nước muối sinh lý là tinh dầu tan vào trong nước muối, làm thay đổi bản chất của nước muối. Khi nhỏ vào sẽ gây phù nề niêm mạc mũi của trẻ. Bởi, niêm mạc mũi và da trẻ còn rất mỏng manh, nên độ nóng của tinh dầu tỏi đi vào sẽ khiến trẻ khó chịu. Nếu các vết bỏng rát không được phát hiện chữa trị kịp thời có thể hoại tử.

"Khi trẻ có dấu hiệu viêm mũi, ngạt mũi khó chịu, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chứ không nên tự tiện áp dụng các cách theo lời truyền tai. Bác sĩ sẽ hướng dẫn, chỉ định lượng nước muối sinh lý dùng hàng ngày để vệ sinh mũi và dùng như thế nào là hợp lý và đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như không gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn non nớt của các bé", bác sĩ nói.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho rằng việc áp dụng các cách truyền tai có thể đúng với trường hợp này, chứ không thể đúng với mọi trường hợp. Và không phải trường hợp nào cũng có thể 

Nga Dương

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thường xuyên tập 5 bài tập này, bắp tay ngấn mỡ, quá khổ cũng thon dài như nàng thơ Lisa