Cách để vượt qua nỗi khổ khi bị ngứa 'hành hạ' suốt ngày mỗi khi đến tiết chuyển mùa

2017-04-24 06:30
- Dị ứng do mạt bụi nhà, phấn hoa, hải sản hay thời tiết là những nguyên nhân khiến nhiều người khổ sở.

Nguyên nhân gây nên dị ứng

Cứ mỗi dịp thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hạ cũng là lúc chị Nga (Hà Nội) thường xuyên bị những cơn ngứa hành hạ. "Lúc đầu là những vết mẩn chỉ có 1,2 chỗ trên da. Sau đó ngứa lan ra nhiều vùng khác, nếu tôi càng gãi thì vết ngứa càng lan ra rộng hơn", chị Nga cho hay.

Cũng theo chị Nga, mặc dù đã uống nhiều thuốc kháng sinh nhưng chỉ đỡ được một chút rồi lại âm ỉ ngứa suốt cả ngày.

Bài thuốc cho chứng nổi mẩn ngứa mỗi đợt hè sang

Những vết mẩn ngứa gây khó chịu.

Trao đổi với chúng tôi, thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Văn Khoát, Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện 198) cho biết: “Khi phát hiện bị dị ứng, nếu biết rõ được căn nguyên gây nên, điều đầu tiên người bệnh phải loại trừ căn nguyên đó và không tiếp xúc với môi trường có căn nguyên ấy nữa.

Ví dụ, lông sâu róm dính vào người gây mẩn ngứa, ngay lập tức người bệnh phải tránh xa môi trường ấy. Đồng thời về nhà tắm rửa và thay ngay bộ quần áo khác.

Với những căn nguyên không nhìn thấy bằng mắt thường như chuyển mùa, rất nhiều loại hoa phát tán, phấn hoa bay trong không khí, dính vào những vùng da bị lộ ra ngoài gây hắt hơi, sổ mũi, nổi mề đay, mẩn ngứa. Ngay lập tức người bệnh phải thay đồ và tắm giặt để tránh, đồng thời tìm đến thầy thuốc mua những thuốc chống dị ứng uống”.

Bài thuốc cho chứng nổi mẩn ngứa mỗi đợt hè sang

Khi có dấu hiệu dị ứng, bệnh nhân hạn chế gãi, nếu không muốn vết dị ứng lan rộng.

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, dị ứng như ngứa do giá đỗ, hành tây, đậu tương, nấm, tôm, cua, cá mực, cá hồi, bạch tuộc... đều là một trong những nguyên nhân khiến người tiếp xúc dễ dị ứng nhưng không phải ai cũng tìm ra được căn nguyên.

“Nhưng theo như lời của bệnh nhân phản ánh thì những biểu hiện đó thể hiện nguyên nhân bị dị ứng là do thời tiết chuyển mùa", lương y Quốc Trung nhận định.

Theo chuyên gia, bệnh dị ứng này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi như từ ẩm ướt sang hanh khô. "Khi bị dị ứng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, ngứa ngáy. Sau đó trên bề mặt da sẽ xuất hiện nổi mẩn, càng gãi, mẩn càng nổi to và cơn ngứa càng trở nên khó chịu hơn”, lương y Vũ Quốc Trung nhận định.

Khi bị ngứa cần làm gì?

Nếu để lâu, cơn ngứa ngáy càng lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể. Vì vậy, khi mắc những triệu chứng này, cần chú ý một số điểm như sau: Không được gãi chỗ bị ngứa; làm ẩm da, thường thì những vùng bị ngứa da rất khô và bong tróc. Vì vậy cần ngâm trong nước mát 15 phút, sau đó bôi chất dưỡng ẩm giúp da dịu bớt cơn ngứa. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp chữa trị mang tính tạm thời.

 “Theo đúng nguyên tắc đã bị bệnh ở chuyên khoa nào thì phải đến đúng bác sĩ chuyên khoa đó khám. Khi bị viêm da dị ứng phải đến bác sĩ da liễu để điều trị” , bác sĩ Khoát khuyên.

Cũng theo bác sĩ Khoát, khi có biểu hiện bị dị ứng, bệnh nhân không nên tự ý đi mua thuốc mà cần phải thăm khám và dùng thuốc theo đơn do bác sĩ kê. Tuy nhiên, với tình trạng chung ở Việt Nam, những dược sĩ đứng quầy bán thuốc đôi khi không hiểu chính xác căn bệnh.

Chính vì vậy, người bệnh nên đến thăm khám tại các phòng sau đó đi mua thuốc theo đơn để việc điều trị được hiệu quả và an toàn.

Bài thuốc cho chứng nổi mẩn ngứa mỗi đợt hè sang

Hải sản là một trong những món ăn mà bệnh nhân bị dị ứng nên tránh xa.

Theo bác sĩ Đỗ Văn Khoát, những món ăn mà người bị dị ứng nên kiêng là món chế biến từ tôm bởi vì trong vỏ tôm có tác nhân gây ngứa. Vì vậy, những món ăn như tôm, mắm tôm đều phải kiêng. Ngoài ra một số món ăn khác như: Con nhộng tằm, thịt baba. . người bị dị ứng cũng nên kiêng.

Những người có cơ địa dễ dị ứng rất dễ bị ngứa, nổi mẩn, sưng mặt do ăn hải sản. Những loại thực phẩm như bơ, sữa, trứng cũng nên hạn chế sử dụng, vì đó là những sản phẩm dễ kích ứng.

Ngoài ra, lương y Vũ Quốc Trung cũng đưa lời khuyên cho những bệnh nhân này, khi có triệu chứng dị ứng thì không nên mặc quần áo quá chật chội sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. Đồng thời những cọ xát trên vào có thể làm vết ngứa bị trầy xước, dễ gây nhiễm trùng.

 

Một số bài thuốc hiệu quả trong Đông y điều trị dị ứng

Trong Đông y có một số bài thuốc rất hữu hiệu và phổ biến:

Ké đậu ngựa (12 gam)

Sài đất (12 gam)

Nguyên hoa (12 gam)

Thổ phục Linh (12 gam)

Kinh giới (12 gam).

Thêm một chút cam thảo

Tất cả những nguyên liệu trên mang rửa sạch, sau đó sắc lên lấy nước uống trong thời gian 3 ngày liên tục sẽ khỏi.

Bên cạnh đó còn có những bài thuốc như giải độc hoàn hay bài thuốc bình can hoàn cũng chữa dị ứng rất tốt.

Với bài thuốc giải độc hoàn bao gồm các vị thuốc: Bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, kim ngân cành. Mỗi vị 5 gam mang rửa sạch sắc lên uống giúp cơ thể giải nhiệt, tiêu viêm sưng, chống dị ứng.

Bài thuốc bình can hoàn cũng có tác dụng giải độc rất tốt. Ngoài ra, bài thuốc này giúp nhuận gan, thông mật.

Các vị thuốc bao gồm: Phòng phong, diệp hạ châu, ngải cứu, cúc tần, xích đồng, bách bộ. Tất cả các vị thuốc trên mang sắc uống như uống nước hàng ngày. Uống liên tục trong 3 ngày tức thì bệnh sẽ khỏi dứt điểm.

Dương Tuệ Mẫn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Nhìn gì trên cơ thể để phán đoán chức năng gan có khỏe mạnh hay không