Bẻ khớp ngón tay nhiều năm, người phụ nữ ngoài 30 giật mình khi có dấu hiệu này

2017-02-28 11:59
- Bẻ khớp ngón tay là thói quen mà nhiều người vẫn làm hàng ngày nhưng không biết có thể tác động không tốt lên khớp.

Làm công việc văn phòng, chị Hải (Thanh Xuân, Hà Nội) thường tranh thủ nghỉ ngơi 15-20 phút tại chỗ hoặc đi lại trong phòng làm việc. Từ khi còn là học sinh cấp 3, chị Hải đã có thói quen bẻ các khớp ngón tay đặc biệt là lúc học hành căng thẳng. Từ đó, thói quen này gần như gắn bó với cuộc sống chị Hải. Mỗi khi nghe tiếng kêu phát ra từ các khớp xương ngón tay, chị cảm thấy thoải mái.

Không chỉ có lúc mệt mỏi mà ngay cả khi cảm thấy ngại ngùng, bối rối, bẻ các khớp ngón tay cũng khiến chị Hải lấy lại tự tin hơn đặc biệt khi phải gặp các đối tác mới của công ty. Mấy chục năm duy trì một thói quen như vậy, chị Hải không ngờ rằng khi đã ngoài 40 lại chịu đựng những cơn đau do ảnh hưởng khớp ở các ngón tay.

"Tôi cũng nghĩ đơn giản chỉ là một động tác giúp các khớp thoải mái hơn. Nhưng không ngờ giờ đau đớn lắm. Mỗi khi cầm hay xách gì nặng cảm giác mỏi. Nhất là khi thay đổi thời tiết, tay mỏi trong các khớp. Giờ tôi không dám bẻ khớp ngón tay nữa, nhưng phải điều trị mới hết được", chị Hải cho hay.

 

Bẻ khớp ngón tay nhiều năm, người phụ nữ ngoài 30 tuổi giật mình khi tay có dấu hiệu này

Cũng có thói quen này, chị Thương (Đống Đa, Hà Nội) ngao ngán nhìn bàn tay ngày càng thô và bị bè ra. Chị Thương cho hay, thời còn học sinh, chị thấy bạn bè thường xuyên bẻ khớp ngón tay. Chị cũng học theo và cảm thấy thích thú mỗi khi rảnh rỗi hay ngồi một mình không có gì để làm. 

Năm nay ngoài 30 tuổi, bàn tay chị vốn dĩ khá thô giờ nhìn vào cảm giác bị bè ra. trông méo mó, các khớp bị biến dạng làm cho ngón tay trở nên thô kệch. Mỗi khi đi chơi hay chụp ảnh bàn tay, chị Thương cảm thấy xấu hổ so với bạn bè.

"Các ngón tay cảm thấy bị bè rộng ra, thô hơn. Nhưng khi tôi cầm vật gì đó cảm thấy không độ bám chắc chắn nữa. Có lúc cầm mà tự buông ra lúc nào không hay, cảm thấy các ngón không được chắc chắn", chị Thương chia sẻ.

Thói quen gây hại cho khớp

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ đa khoa Văn Giàu cho hay, nói về thói quen bẻ khớp ngón tay không phải là hiếm gặp. Ai cũng ít nhất đã làm hành động này ít nhất 1 lần trong đời, có người bẻ khớp ngón tay thường xuyên. Thậm chí có người xem thói quen này như là một cách thư giãn là đúng, hiện nay nhiều người vẫn giữ thói quen này.

"Tuy nhiên, phải nói là hành động bẻ khớp tay không phải là tốt. Tiếng kêu răng rắc khi bẻ khớp ngón tay là sụn khớp bị tác động. Việc bẻ khớp ngón tay tác động lên các tế bào sụn. Mỗi lần tác động như vậy là một lần tế bào sụn bị tổn thương. Hành động này càng kéo dài thì tế bào sụn sẽ bị mòn đi. Càng lớn tuổi, tế bào sụn không phục hồi được sẽ thoái hóa. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các gai ở khớp xương phát triển khiến đau tay, nhức khớp", bác sĩ Giàu nói.

Ở mỗi khớp đều có 2 mặt hướng vào nhau. Trong đó có hoạt dịch, dây chằng để giữ các khớp chắc chắn. Nhưng khi bẻ khớp ngón tay tức là áp lực cho 2 mặt khớp này tiếp xúc và cọ xát với nhau. Quá trình này kéo dài khiến cho mặt khớp bị hao mòn.

"Không chỉ có mặt khớp bị hao mòn mà còn gây nên viêm sụn khớp, thoái hóa khớp. Cho nên, nếu ai đang có thói quen này cần hạn chế hay bỏ hẳn. Nếu cảm giác mỏi ở các ngón tay nên xoa bóp nhẹ nhàng hoặc không nên cầm nắm, gõ máy tính quá nhiều khiến các ngón tay bị mỏi", bác sĩ nói.

Còn việc ngón tay cảm giác bị bè ra hay lớn hơn đặc biệt ở các vùng quanh khớp bị bẻ thường xuyên không phải là điều lạ. Bởi, quá trình tổn thương khi ngón tay bị bẻ tức là các mô quanh khớp sẽ bị phì đại, thậm chí sưng to hơn bình thường.

"Nếu mức độ bẻ khớp ngón tay quá nhiều lần trong ngày hoặc vượt ngưỡng có thể làm cho dây chằng bị giãn, rách gây đau đớn. Nếu không cẩn thận còn gây gãy ngón phải đi cấp cứu", bác sĩ cho hay.

Phương Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Linh Ngọc Đàm nói về tình yêu