5 thói quen khi xào nấu làm mất dinh dưỡng, tích tụ chất độc

2017-01-04 19:00
- Khi xào, nấu đồ ăn nên tránh những thói quen dưới đây để cơ thể bạn hấp thu được hết giá trị dinh dưỡng.

Không rửa nồi, nấu ngay món khác

Lười hoặc đơn giản là muốn tiết kiệm thời gian nên vẫn có người tận dụng nồi, chảo vừa nấu xong để tiếp tục nấu món khác. Thực tế, mắt bạn nhìn có thể không đáng lo ngại, do nghĩ rằng vừa nấu xong, các vi khuẩn chưa thể sinh sôi phát triển.

Tuy nhiên, trên bề mặt nồi, khi đã nấu món khác sẽ không sạch như ban đầu. Trên đó sẽ có dầu mỡ, đồ ăn của món đã nấu, các vụn thức ăn hoặc những chất đã phát sinh trong quá trình nấu. Nếu không chùi rửa mà còn tiếp tục nấu thêm một lần nữa những chất thừa sẽ đi vào thực phẩm mới gây đau bụng, đầy hơi.

Mặt khác, các vụn đồ ăn bị cháy ở lần nấu trước nếu đun nấu nữa sẽ sinh ra chất benzopyrene. Đây là chất có thể gây ung thư. Do đó sau khi nấu ăn, phải vệ sinh sạch sẽ rồi tiếp tục nấu món khác.

nấu đồ ăn

Rã đông sai cách

Rã đông thực phẩm là điều bạn vẫn làm hàng ngày. Không ít gia đình vẫn lựa chọn cách lưu trữ thực phẩm nhiều ngày, cho nên mỗi khi chế biến lại phải rã đông.

Một số người do vội vàng nên cho thực phẩm vào vào nước rồi xả mạnh hay đổ nước nóng để làm quá trình rã đông nhanh hơn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học việc rã đông như vậy là không nên. Cách tốt nhất để rã đông là đưa thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn mát của tủ lạnh rồi đợi đến khi rã đông hoàn toàn.

Tuy nhiên, sau khi rã đông, bạn cũng đừng nên để thực phẩm quá lâu mà cần chế biến ngay. Điều này giúp tránh những vi khuẩn có trong không khí sẽ nhân cơ hội phát triển trên bề mặt thực phẩm.

Để đường cháy khét

Chắc chắn những ai nấu ăn đã từng gặp phải tình huống để đường quá lửa dẫn đến cháy khét. Chính mùi đường khét như vậy ngấm vào thức ăn khiến bạn cảm thấy mùi vị khó chịu, khi ăn cảm thấy đắng. Tuy nhiên, điều đáng lo hơn là đường bị cháy khét tức là bị caramen hóa. Điều này dẫn đến ngưng kết protein, ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Nguyên nhân dẫn đến đường cháy khét là do nhiệt độ lửa quá cao. Cho nên lưu ý để mức nhiệt tầm 150 độ C tránh dẫn đến cháy khét. Đường bị cháy khét quá mức sẽ nảy sinh mảng cháy bám vào thực phẩm, khi ăn vào có thể hấp thu các chất độc hại.

Dùng mù tạt ướp thực phẩm 

Mù tạt là gia vị để ăn kèm đặc biệt với những món hải sản, sashimi để bớt mùi tanh. Tuy nhiên, có những bà nội trợ lại dùng mù tạt để ướp thực phẩm. Bởi suy nghĩ khi cho mù tạt có thể thay thế được ớt cay, tiêu do có độ cay, nồng.

Tuy nhiên, trong mù tạt có enzym dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Quá trình phân hủy này có thể tạo ra chất ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, chỉ dùng mù tạt khi ăn hải sản hay các món cá trong sashimi.

Cho hạt tiêu vào trước khi nấu

Hạt tiêu có tính cay và chứa tinh dầu, từ lâu đã được dùng vào trong thực phẩm nhằm tăng hương vị và cũng có những công dụng với sức khỏe. Nhiều bà nội trợ thường không chú ý đến thời điểm nêm hạt tiêu. Nếu cho hạt tiêu vào từ khi bắt đầu nấu sẽ làm cho chất cay, hương vị bị bay hơi hết. Nếu nêm hạt tiêu sau khi nấu, xào thức ăn xong sẽ giữ được hương vị của hạt tiêu.

Với các món xào nên dùng hạt tiêu xay mịn, còn các món kho nên dùng hạt tiêu còn có mảnh tức là xay không quá nhuyễn.

Anh Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 cung hoàng đạo sẽ kết hôn vào năm 2021, phước lộc đầy nhà, hạnh phúc viên mãn