4 hiểu nhầm tai hại về cơn ho khiến bạn có thể phải trả giá bằng sự nguy hiểm cho sức khỏe
Tin liên quan
Ho là do cảm cúm
Sau cảm cúm, bạn có thể bị ho kéo dài 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng thì không thể chủ quan mà cần phải đi khám để phát hiện nguyên nhân thực sự. Có thể bạn bị ho do viêm phổi cấp và mãn tính. Với viêm phổi cấp, bệnh nhân ho sẽ có đau ngực, đau tăng lên khi bạn cố gắng hít sâu vào, có nhiều đàm màu vàng.
Còn với bệnh viêm phổi mãn tính thì người bệnh không sốt nhưng cơn ho dai dẳng, amidan sưng đi sưng lại gây khó chiu và ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm..
Ho về đêm là do lạnh
Đây là quan niệm sai lầm. Nó chỉ đúng nếu xảy ra vào mùa đông hoặc khi bạn bị cảm cúm. Nếu cơn ho kéo dài và xuất hiện vào ban đêm thường xuyên lại là dấu hiệu không thể chủ quan. Ngoài dấu hiệu ho về đêm có nguyên nhân là viêm xoang hoặc hen suyễn còn có nguyên nhân do trào ngược axit.
Do khi bạn nằm, axit ở dạ dày trào ngược lên phổi gây ho. Nếu bạn cảm thấy ho kèm theo khó thở, tức ngực thì không nên chủ quan. Bạn cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán xem có dấu hiệu bất thường gì ở phổi hay không. Nếu bạn bị trào ngược thì nên ăn ít hơn, tránh ăn quá no hoặc những thực phẩm gây kích thích dạ dày, chú ý kê gối cao đầu để trào ngược giảm đi.
Ho kèm một vệt máu
Không ít trường hợp sốc khi nhận kết quả mắc ung thư sau khi đi khám do phát hiện vết máu vào buổi sáng. Nhiều người tặc lưỡi cho qua và cho rằng vệt máu chỉ là do làm việc quá sức, nghỉ ngơi ít hoặc ngủ kém. Nhưng dấu hiệu ra máu dù ở đâu cũng cảnh báo những tổn thương nhất định và bạn đừng nên chủ quan.
Ho kèm theo một dây máu dù nhỏ có thể cảnh báo bạn đang có khối u ở phổi. Bệnh ung thư phổi có rất ít dấu hiệu và nếu có thì cũng mơ hồ. Chỉ khi mệt mỏi, ngất xỉu... mới đi khám thì bệnh có thể đã ở giai đoạn nặng, tiên lượng khó kéo dài sự sống.
Tự ý ngừng thuốc khi đỡ ho
Sai lầm này sẽ khiến bạn có thể đối diện với tình trạng kháng kháng sinh trong tương lai gần. Khi bác sĩ kê đơn đã có liệu trình kéo dài 1-2 tuần để chữa dứt điểm. Do đó, khi thấy đỡ rồi, bạn vẫn phải tiếp tục uống hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngừng thuốc. Nếu khi uống có dấu hiệu mệt mỏi, dị ứng thì dừng lại còn nếu không cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Việc dừng thuốc khiến virus gây trở nên nhờn thuốc. Lần sau, bạn có thể phải dùng thuốc kháng sinh liều cao hơn.
Anh Minh (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất