Đây chính là 6 lý do tại sao bạn nên ngừng mua quần áo sản xuất đại trà
Tin liên quan
1. Bạn tự hào về bản thân khi quyên góp quần áo cho tổ chức từ thiện, nhưng thực tế bạn tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho những người sống ở phía bên kia Trái đất
Điều này tốt hơn là ném một món đồ đi, nhưng nó dẫn đến sự đình trệ kinh tế ở các nước đang phát triển. Ở Haiti, quần áo cũ được giao từ Hoa Kỳ theo gói lớn và người dân địa phương thậm chí không mở ra, họ chỉ mua mọi thứ vì giá thấp.
Bởi vì điều này, trong vài năm ở Haiti, ngành dệt may và các doanh nghiệp thời trang nhỏ gần như biến mất: mọi người không cần phải sản xuất và bán quần áo. Những người thợ may không thể hỗ trợ gia đình họ nữa và nền kinh tế của Haiti phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
2. Sản xuất quần áo có thể gây nguy hiểm cho công nhân nhà máy
Các thương hiệu thời trang di dời các nhà máy của họ đến các nước nghèo có điều kiện làm việc thực sự nguy hiểm. Ví dụ, vào năm 2013, tòa nhà Rana Plaza (nơi đặt các nhà máy dệt) đã sụp đổ ở Bangladesh. Hơn 1.000 người chết và 2.500 người bị thương nặng. Một ngày trước thảm kịch, các công nhân đã cố gắng cho chủ nhà máy biết các vết nứt trong tòa nhà, nhưng họ vẫn bị buộc phải đi làm, nếu không họ sẽ không được trả tiền.
Năm 2015, Andrew Morgan đã tạo ra một bộ phim tài liệu “Giá trị thật của hàng hiệu”. Trong phim, một công nhân trẻ được trả 230 nghìn đồng mỗi tháng vào đầu những năm 2000. Năm 2018, mức lương thấp nhất ở Bangladesh là hơn 2,2 triệu đồng một tháng.
3. Vì sản xuất thời trang phát triển, trẻ em ở các nước nghèo bị tước đoạt tương lai
Punjab là nơi tiêu thụ thuốc trừ sâu lớn nhất ở Ấn Độ, và thực tế này ảnh hưởng đến tình hình sinh thái trong khu vực. Đất, sông và bầu khí quyển rất ô nhiễm và chúng có tác động khủng khiếp đến sức khỏe của dân cư xung quanh. Ví dụ, trẻ em sống ở khu vực này bị rối loạn nghiêm trọng về thể chất và tinh thần. Cũng có nhiều trẻ bị ung thư.
4. Quần áo của hầu hết các nhà bán lẻ trên thị trường đại trà rất nguy hiểm cho hành tinh
17-20% nước bị ô nhiễm do nhuộm dệt. Thuốc nhuộm có chứa lưu huỳnh, các hợp chất kim loại nặng, formaldehyd,… Tương tác với chất tẩy rửa, chúng tạo ra các sản phẩm phụ và gây dị ứng. Hầu hết các loại vải trên thị trường đại trà không phân hủy sinh học: thường một quần/ áo sẽ mất từ 20 đến 200 năm để phân hủy.
Trong số 22,7 tấn quần áo được sản xuất hàng năm, chỉ có 1% trong số đó là bông hữu cơ. Trồng bông cần một lượng nước rất lớn: 2706 lít nước cho một chiếc áo phông và nó cần từ 18 - 189 lít thuốc trừ sâu cho 1 ha ruộng. Ngoài ra, bông tiêu thụ nhiều thuốc trừ sâu hơn các sản phẩm khác: chiếm 16% tổng lượng sử dụng thuốc trừ sâu hàng năm.
5. Mua quần áo từ các nhà bán lẻ trên thị trường đại trà được làm từ vải giả cũng tệ như vứt rác ra đường
Vải giả bao gồm các sợi nhựa nhỏ dễ dàng đi qua các bộ lọc của máy giặt và xử lý nước thải. Giặt 0,45kg polyester và acrylic ở 30C-40˚C có thể giải phóng tương ứng khoảng 1 triệu và 700.000 hạt microplastic. Những hạt độc hại này xâm nhập vào cơ thể động vật biển và trở thành một mắt xích trong chuỗi thức ăn.
6. Vì thời trang, bầu không khí có nhiều khí thải hơn bạn tưởng tượng
Năm 2016, ngành công nghiệp giày dép và dệt may đã sản xuất 8% tổng lượng khí thải chất độc hại. Trong năm 2015, chuyến bay quốc tế cùng với ngành hàng hải thậm chí còn ít khí thải hơn sản xuất dệt may.
Ngọc Huyền – Theo Brightside
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất