Ngày Thất Tịch là ngày gì? Ngày Thất Tịch là ngày mấy năm 2023?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết ngày Thất Tịch là ngày gì, ngày Thất Tịch là ngày mấy hay đơn giản là muốn tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc ngày Thất Tịch thì dưới đây là những thông tin dành cho bạn.
Ngày Thất Tịch là ngày gì?
Ngày Thất Tịch là ngày lễ tình yêu trong văn hóa phương Đông hay còn được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á, diễn ra vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm. Ngày Thất Tịch được ghi nhận và tổ chức tại nhiều quốc gia Đông Á.
Ngày Thất Tịch là ngày gì? Ngày Thất Tịch là ngày lễ tình yêu trong văn hóa phương Đông
Tại Trung Quốc, ngày Thất Tịch (七夕) còn có nhiều tên gọi khác nhau như:
- Khất Xảo Tiết (乞巧節): Lễ hội thể hiện tài năng.
- Thất Thư Đản (七姐誕): Ngày sinh nhật người chị thứ bảy.
- Xảo Tịch (巧夕): Đây là ngày mà đôi nam nữ tặng nhau những chuỗi hạt Hồng Đậu, một loại hạt nhỏ màu đỏ, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu và sự kết nối giữa hai người.
Tại Nhật Bản, ngày Thất Tịch hay còn được gọi là "Tanabata", được cho là du nhập vào Nhật trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời kỳ Edo. Lễ Tanabata được tổ chức bắt đầu vào ngày 7 tháng 7 dương lịch hàng năm. Theo phong tục, vào ngày lễ Tanabata, người dân Nhật sẽ xếp hình giấy theo 7 hình thông dụng, như cánh hạc (折り鶴; Orizuru), Kimono bằng giấy (紙衣; Kamigoromo), túi xách (巾着; Kinchaku), lưới (投網; Toami), bao (くずかご; Kuzukago),... để trang trí hoặc để tặng nhau như một lời chúc may mắn, tốt lành.
Tại Hàn Quốc, ngày Thất Tịch hay còn gọi là ngày Chilseok. Theo truyền thống của người Hàn Quốc, việc tắm vào ngày Chilseok không chỉ giúp làm sạch cơ thể mà còn có thể mang lại sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, người Hàn quốc cũng tổ chức ăn bánh mì bột mì và bánh mì nướng vào ngày Chilseok, vốn được cho cơ hội cuối cùng để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì, vì những cơn gió lạnh sau ngày Chilseok có thể làm hỏng hương thơm của lúa mì. Người Hàn Quốc cũng thường ăn bánh kếp lúa mì gọi là miljeonbyeong và sirutteok, một loại bánh dày phủ đậu đỏ vào ngày Chilseok.
Tại Việt Nam, từ năm 1860 trở về trước, ngày Thất Tịch (七夕礼) hay còn gọi là tiết Tiểu Xảo (小巧節), hoặc lễ Thù Du (茱萸礼), trong dân gian còn gọi là Ngày ông Ngâu bà Ngâu.
Ngày Thất Tịch là ngày mấy?
Ngày Thất Tịch (七夕) là ngày 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm theo lịch truyền thống của các nước phương Đông. Tuy nhiên, do lịch Âm và lịch Dương luôn có sự chênh lệch khác nhau nên ngày Thất Tịch trong Dương lịch sẽ không cố định mà thay đổi mỗi năm.
Năm nay (năm 2023), ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch sẽ rơi vào ngày 22 tháng 8 Dương lịch.
Ngày Thất Tịch là ngày mấy? Ngày Thất Tịch là ngày 7 tháng 7 Âm lịch
Nguồn gốc của ngày Thất Tịch
Ngày lễ Thất Tịch bắt nguồn từ truyền thuyết tình yêu vô cùng cảm động “Ngưu Lang Chức Nữ” hay còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu. Truyền thuyết kể rằng, Ngưu Lang là chàng trai hiền lành, chăm chỉ. Sau khi cha mẹ mất sớm, anh chàng sống chung với anh và chị dâu nhưng lúc nào cũng bị ngược đãi, bị đuổi ra sống riêng, bầu bạn cùng với một con trâu già.
Còn Chức Nữ (织女 - nghĩa lã cô gái dệt vải) là cô con gái út xinh đẹp nhất trong 7 nàng tiên, con gái của Ngọc Hoàng và Vương mẫu nương nương. Một ngày nọ, khi Chức Nữ cùng các chị của mình xuống nhân gian chơi, tắm rửa, nô đùa ở một dòng sông. Trâu già đã bày kế giúp Ngưu Lang và Chức Nữ quen nhau. Nhờ vậy mà cả hai đã nên duyên vợ chồng, sống hạnh phúc bên nhau và có hai người con (một trai, một gái). Lúc trâu già sắp chết có dặn Ngưu Lang sau khi trâu chết hãy giữ lại bộ da của mình, có thể dùng khi có chuyện nguy cấp. Nghe lời trâu căn dặn, sau khi trâu chết, vợ chồng Ngưu Lang nén đau thương lột da trâu và chôn xác trâu trên sườn núi.
Hạnh phúc của hai vợ chồng kéo dài không bao lâu khi Ngọc Hoàng và Vương mẫu nương nương đã phát hiện việc Chức Nữ lén lút kết duyên với người phàm, bắt nàng về trời. Về nhà, không thấy vợ đâu, Ngưu Lang vội vàng tìm kiếm, khoác áo da trâu gánh theo hai con đuổi theo nhưng lại bị chặn lại ở con sông Thiên Hà - ranh giới giữa cõi trần và cõi tiên. Ngưu Lang không thể nào vượt qua, chỉ biết ôm con khóc, cách con sông mà ngóng trông vợ. Chức Nữ cũng vô cùng đau khổ, mỗi ngày chỉ biết nhìn về phía sông Thiên Hà mà khóc, nhớ thương chồng con.
Ngọc Hoàng và Vương mẫu nương nương vô cùng cảm động trước tình cảm của họ, biết là không thể nào chia cắt được tình cảm này nên đã đồng ý cho gia đình Ngưu Lang đoàn tụ mỗi năm một lần, vào ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm. Tương truyền, vào ngày mùng 7 tháng 7 hằng năm, đàn chim Hỉ Thước sẽ bay lên trời, tạo thành một cây cầu kết nối giữa nhân gian và thiên đình giúp Ngưu Lang và các con được đoàn tụ với Chức Nữ. Ngày 7 tháng 7 Âm lịch mỗi năm trở thành ngày hạnh phúc nhất của gia đình Ngưu Lang - Chức Nữ, đồng thời cũng trở thành ngày lễ tình nhân dành cho các cặp đôi.
Ngày lễ Thất Tịch bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang Chức Nữ
Tương truyền rằng vào ngày Thất Tịch hàng năm, khi gặp lại sau một năm xa cách, Ngưu Lang và Chức Nữ đã khóc rất nhiều, từ ấy tạo nên những cơn mưa trong ngày Thất Tịch.
Ý nghĩa ngày Thất Tịch
Thông qua câu chuyện về Ngưu Lang - Chức Nữ, ngày Thất Tịch mang trong mình thông điệp về tình yêu, lòng kiên nhẫn, nỗ lực vượt qua mọi rào cản và trở ngại để gặp gỡ và ở bên nhau. Đây là một dịp quan trọng để thể hiện tình cảm và gắn kết gia đình, cũng như tôn vinh tình yêu và lòng chung thủy của các cặp đôi.
Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi ngày Thất Tịch là ngày gì, ngày Thất Tịch là ngày mấy rồi phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ từ Emdep.vn, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về ngày Thất Tịch, hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày Thất Tịch. Chúc bạn có một ngày Thất Tịch thật vui vẻ và hạnh phúc bên một nửa còn lại của mình.
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất