Tại sao chó dại sau khi cắn người lại chết? Kiến thức về bệnh dại ai cũng nên trang bị cho mình
Tin liên quan
Có rất nhiều trường hợp người bị chó dại cắn và con chó đó thường chết sau khi cắn người. Vậy tại sao chó dại sau khi cắn người lại chết? Emdep sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này ngay sau đây!
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là bệnh do virus dại (tên là Rabies virus) gây nên. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.
Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm rất đáng sợ, được ghi nhận từ rất lâu, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm về trước.
Bệnh dại có thể gặp ở tất cả các loại động vật có vú. Bệnh này có thể lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, phổ biến nhất là ở loài chó
Chó dại là gì?
Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại đã có các triệu chứng phát bệnh. Chúng tấn công con người và virus dại sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu ở vết cắn vào cơ thể người. Nếu người bị chó dại cắn không tiêm vacxin thì người bị cắn cũng bị dại và chết
Khi người bị chó dại cắn mà con chó đó đã phát bệnh dại rồi (đã chết rồi) thì sẽ không chữa được. Do đó, sau khi bị chó cắn, người bị cắn cần đi tiêm vacxin ngay và đặc biệt theo dõi con chó đó có dấu hiệu bị dại không, nếu không thể theo dõi thì tốt nhất vẫn nên đi tiêm vacxin để đảm bảo an toàn.
Tại sao chó dại sau khi cắn người lại chết?
Giải thích lí do tại sao chó dại sau khi cắn người lại lăn ra chết, một số nhà khoa học cho rằng, virus có trong nước bọt của chó bị bệnh dại 3 ngày trước khi con vật đó biểu hiện ra các triệu chứng của bệnh dại. Hoặc một số người khác cho rằng từ 7 đến 13 ngày.
Thực chất, không phải việc cắn cười sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện của bệnh dại xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 15 ngày, chó sẽ phát bệnh với biểu hiện là điên cuồng, hoảng loạn và cắn người. Nói cách khác là nó sẽ lên cơn và chết
Như vậy, tại thời điểm chó tấn công (cắn người) là nó đã mang virus dại nhưng chưa biểu hiện rõ ra bên ngoài mà chỉ thay đổi tính nết, hay bị kích động, cắn xé hoảng loạn dẫn đến việc cắn người. Sau đó sẽ đến giai đoạn phát bệnh và chết.
Nếu sau khi cắn người, qua 15 ngày mà chó vẫn khỏe mạnh thì con chó đó không bị dại, người bị cắn có thể yên tâm.
Biểu hiện của chó bị dại sau khi cắn người
Nếu con chó tấn công người bị bệnh dại, nó sẽ có những biểu hiện thay đổi trong hành vi thông thường, ví dụ như:
- Dễ bị kích động, cắn loạn xạ khi không bị trêu chọc
- Chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay…
- Chạy loạn lên mà không có mục tiêu
- Tiếng kêu thay đổi: sủa khàn, gầm gừ, sủa không ra tiếng
- Tiết nhiều nước bọt, mép sùi bọt
Chó bị dại thể dại điên cuồng sẽ có những biểu hiện sau:
*Thời kỳ tiền lâm sàng:
- Chó trốn vào góc tối, khu vực kín đáo
- Đến gần chủ một cách miễn cưỡng hoặc ngược lại, tỏ ra vồn vã thái quá
- Thỉnh thoảng sủa vô cớ, rú lên từng hồi hoặc bồn chồn
* Thời kì điên cuồng
- Chó dễ bị kích động, cắn sủa người lạ dữ dội. Chỉ cần nghe thấy tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài
- Nơi vết thương bị cắn nổi ngứa khiến cho liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu
- Chó bỏ ăn, khó nuốt, sốt cao, mắt đỏ ngầu, giãn đồng tử. Có biểu hiện khát nước, muốn uống nước nhưng không uống được
- Chó chảy nước dãi nhiều, sùi bọt mép, đi lại không có chủ định, trở nên hung dữ bất thường
- Con vật bỏ nhà đi và không trở về, trên đường đi cắn gặm bừa bãi, tấn công chó khác và tấn công người
* Thời kỳ bại liệt
- Chó bị liệt, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy không nuốt được thức ăn hay nước uống. Chân sau liệt ngày càng rõ
- Chó chết trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi triệu chứng xuất hiện do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được
Chó dại cắn người bao lâu thì chết?
Bệnh dại sẽ có 2 giai đoạn chính là thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh
* Thời kỳ ủ bệnh:
Thời kì này có thể kéo dài từ 7 ngày đến hàng tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí của vết cắn. Đa số bệnh sẽ phát tác trong vòng 21 - 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus.
Đối với loài chó, thời kỳ ủ bệnh dại thường kéo dài trung bình là 10 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, việc chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi rất khó vì các triệu chứng chưa rõ ràng và dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác.
* Thời kỳ phát bệnh
Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trên thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này xen kẽ nhau,thời gian đầu là biểu hiện thể dại điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt
Ở thể dại điên cuồng, vật nuôi chết trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, còn ở thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thường chỉ từ 2 - 3 ngày sau khi phát bệnh
Sở dĩ chó dại cắn người rồi chết là vì lúc con vật đó cắn người là lúc con vật đang ở giai đoạn điên cuồng, sau đó là giai đoạn bại liệt và chết trong 3 - 7 ngày sau đó.
Bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
Nếu bị bị chó mèo dại cắn thì thời gian ủ bệnh có thể tới 6 tháng hay một năm. Tuy nhiên, nếu bị cắn ở mặt, cổ, tay thì có thể phát bệnh chỉ sau 10 ngày
Những triệu chứng đầu tiên sẽ là: sốt, lo lắng, trằn trọc, chảy dãi, nhổ nước miếng vặt, có những cơn co thắt họng, sợ nước, sợ gió. Khi mắc dại ở thể liệt có thể thấy mất cảm giác ở nơi bị cắn rồi liệt từ dưới lên và chết do liệt cơ hô hấp.
Vì sao người bị chó dại cắn cứ đến đám ma là phát dại?
Người xưa thường nói những ai bị chó dại cắn thì không nên đến đám ma nếu không muốn phát bệnh dại. Vậy tại sao đến đám ma lại phát bệnh dại?
Chia sẻ với báo chí, Bác sĩ Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội) cho biết, tuy chưa có cơ sở khoa học, y học, cũng chưa có tài liệu nào đề cập đến điều này nhưng theo dân gian và ở góc độ tâm linh thì chuyện người bị chó dại cắn sẽ sớm phát cơn dại khi tới đám tang là có. Một số bác sĩ đã thấy những người ốm, bị sưng tấy, cảm nhiễm… đi đám tang về sẽ khiến bệnh tiến triển mạnh hơn mà các cụ hay gọi là “nhiễm âm khí”
Nhìn ở phương diện tâm linh, Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa phương Đông, Viện Nghiên cứu Phát triển tiềm năng con người Đỗ Trọng Khuê cho biết, người bị chó cắn mang virus dại cũng như người ốm, lúc này sức đề kháng sẽ yếu (dương khí suy giảm) khi tới đám tang sẽ bị tác động của âm khí khiến bệnh nặng hơn. Thậm chí, có người bị chó dại cắn chỉ cần nghe tiếng trống đám ma là phát bệnh
Dân gian quan niệm, người mới mất thường thoát ra một thứ năng lượng mà khoa học chưa thể đo đếm bằng các thiết bị hiện có nhưng nó có tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng yếu. Tuy nhiên, có thể người bị chó dại cắn do không đi tiêm phòng dại, virus dại tấn công vào sâu cơ thể vào đúng thời điểm tới đám tang gặp âm khí khiến virus dại phát tác.
Cũng theo ông Khuê, những người bị chó cắn, ốm đau, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mới ốm dậy, mắc bệnh mạn tính, sức đề kháng yếu… không nên đám tang và những nơi có nhiều âm khí như nghĩa trang, nhà tang lễ vì môi trường ở đây nhiều âm khí sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, bệnh tiến triển nhanh hơn
Cái “lạnh” của môi trường đám tang mà các cụ hay nói là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán cũng rất mơ hồ, mỗi người sẽ cảm nhận riêng chứ không phải cái lạnh nhiệt độ
Có những vấn đề tâm linh không thể giải thích được bằng khoa học. Việc bị chó dại cắn đi đám tang sẽ phát dại chưa có kiểm chứng và xác định rõ ràng mà chỉ là kinh nghiệm dân gian.
Cách phòng ngừa khi đến đám tang
Một số lưu ý để tránh “lạnh” khi đến đám tang như sau:
- Nhà có tang nên đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để loại bỏ âm khí
- Người tới đám tang nên ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… là những món có nhiều dược tính tăng cường dương khí, sức đề kháng cho cơ thể. Hoặc có cac mẹo dân gian như để củ tỏi, quả chuối tiêu xanh trong túi áo để âm khí tụ hết vào đó rồi vứt xuống nước (sông, suối, ao, hồ…) để trừ tà khí, âm khí
Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng?
Cần đến cơ sở y tế để tiêm ngay vắc xin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
- Vết cắn sâu, rộng hoặc vết cắn nhẹ nhưng ở những vị trí nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… Những trường hợp này nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời
- Khi trẻ bị chó dại cắn, chó có biểu hiện dại thay không thì vẫn cần theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn nếu trong vùng có dịch bệnh dại chó mèo… thì cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức
- Vết cắn có những biểu hiện nhiễm trùng như: vết cắn đau hơn, đỏ và sưng tấy xung quanh vết thương, vết thương chảy mủ, sốt cao trên 38 độ kèm lạnh run, sưng bạch huyết…
Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 10 - 14 ngày với những trường hợp sau:
- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương
- Chó đã được tiêm phòng dại, không có dấu hiệu bệnh dại và ở khu không có dịch bệnh dại chó mèo
- Trong vòng 10 - 14 ngày, con có cắn người phát bệnh, chết hoặc mất tích thì người bị cắn cần đi tiêm phòng. Còn sau 14 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường thì không cần tiêm
- Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng, chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế, nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm do bác sĩ chỉ định.
Những tổng hợp vừa qua đã giúp bạn đọc hiểu tại sao chó dại sau khi cắn người lại chết. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích qua bài viết trên đây!
MIN (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất