Trước giờ cơm chồng luôn bắt vợ 'giải trình' đến 15 phút và mà vùng lên 'cực chất' đến từ người vợ

Quỳnh Trang 2021-01-21 10:05
- Hiền “tức nước vỡ bờ” đặt mạnh bát cơm xuống mâm, cô quyết định phải chấm dứt cảnh "bữa tối ác mộng" này.

 Vẫn biết nhiều cặp vợ chồng đời sống kinh tế còn khó khăn, nhất là trong gia đình chỉ có người chồng đi làm và họ còn phải nuôi con nhỏ. Thế nhưng đó không phải là lý do để vợ chồng cư xử một cách tồi tệ và cay nghiệt với nhau. 

Khổ sở vì chồng keo kiệt

Hiền (29 tuổi) chia sẻ cô nghỉ làm từ khi mang thai vì sức khỏe không đảm bảo, bác sĩ dặn dò nên nghỉ ngơi nhiều. Trong suốt quãng thời gian từ khi cô nghỉ làm tới lúc con 7 tháng tuổi, Chiến - chồng Hiền đi làm lo cho cả gia đình. 

"Lương của chồng tôi 9 triệu, chi tiêu cho cả nhà thật sự rất eo hẹp. Chúng tôi vừa phải thuê nhà, con nhỏ có nhiều khoản tốn kém không thể cắt giảm được. Chính vì thế tôi gần như phải căn ke và tính toán từng đồng tiền tiêu ra", Hiền nói. 

Chiến chỉ giữ lại một phần lương để chi dùng vài khoản tối thiểu cho bản thân, còn lại toàn bộ anh đều dành cho gia đình. Khổ nỗi số tiền quá ít ỏi, Chiến lại muốn hàng tháng phải để ra chút ít tiết kiệm phòng xa. Chính vì thế anh rất lo lắng Hiền không biết quản lý và sử dụng tiền nong dẫn đến hoang phí. 

Ảnh minh họa 

Mỗi cuối ngày Chiến luôn bắt vợ báo cáo cụ thể tiền nong cô tiêu trong ngày. Màn tra hỏi và chất vấn đó đối với Hiền là một cực hình. Chiến không tự mình đảm nhiệm việc nhà và trông con nên anh thường đưa ra những câu hỏi khiến Hiền chạnh lòng. 

"Tại sao phải mua bỉm cho con? Ngày xưa các cụ có dùng bỉm đâu mà con vẫn lớn khỏe?", Chiến khó chịu thắc mắc. Hiền giải thích rằng trời mùa đông nhiệt độ xuống thấp, mỗi đêm dậy canh giờ xi tè con 3,4 lần thì vừa mất giấc ngủ của cô mà khả năng con bị nhiễm lạnh rất cao. Nhưng Chiến không đồng tình với cách giải thích đó. Ngoài ra còn rất nhiều chuyện vụn vặt trong sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc con cái khiến Hiền ấm ức mà không biết phải làm thế nào để chồng hiểu. 

Dạo gần đây có lẽ Chiến thấy Hiền chi tiêu vượt số tiền anh thầm ước lượng nên anh có một màn kiểm tra mới đối với vợ. Trước giờ cơm tối khi Hiền bưng mâm cơm lên, anh sẽ dành 10 - 15 phút để hỏi cô từng loại thực phẩm có trong mâm cơm cùng giá tiền. Hôm sau Chiến tới công ty khảo giá qua các nữ đồng nghiệp . Chẳng may món nào Hiền mua đắt thì tối ấy về nhà Chiến sẽ cằn nhằn vợ đến mất ngủ mới thôi. 

"Sau 15 phút thì mâm cơm đã nguội ngắt chẳng còn ngon lành nữa. Hành động của chồng cũng đủ khiến tôi bất mãn, ấm ức, đâu còn tâm trạng ăn uống. Thật ra chồng tôi không phải người xấu, cũng không phải người ích kỷ chỉ biết nghĩ cho mình mà không muốn chăm lo gia đình. Tôi hiểu sự khó xử của chồng khi mà mức lương thấp trong khi có quá nhiều thứ cần chi tiêu, chúng tôi lại không có tiền tiết kiệm để dành. Nhưng điều đó không có nghĩa tôi phải chịu đựng sự đối xử khắt khe thậm chí có phần cay nghiệt ấy", Hiền nói. 

Tối hôm ấy Chiến vẫn muốn tái diễn màn khảo giá khi Hiền vừa bưng mâm cơm lên. "Có gì để ăn cơm xong rồi nói không được hả anh?", Hiền nhẹ nhàng hỏi chồng nhưng Chiến kiên quyết không chịu. Hiền “tức nước vỡ bờ” đặt mạnh bát cơm xuống mâm, cô quyết định phải chấm dứt cảnh bữa tối ác mộng này. 

Ảnh minh họa 

"Từ mai anh ở nhà trông con, làm việc nhà đi, em sẽ đi làm lo cho gia đình. Nếu anh không đồng ý thì chúng mình ly hôn thôi, em không thể chịu đựng sự ngột ngạt này thêm nữa", Hiền rành rọt nhấn mạnh từng từ. 

Chiến sững sờ rồi cười gằn: "Được, vậy cô đi làm đi, tôi ở nhà càng đỡ phải chịu áp lực tiền nong chẳng sướng hơn bao nhiêu!". Và thế là Hiền đi làm. May mắn vị sếp cũ thương hoàn cảnh của Hiền nên nhận cô trở lại đi làm ngay. Hiền cố gắng làm thêm ngày đêm vì thế thu nhập thậm chí còn cao hơn lương Chiến khi trước. 

Tuy nhiên cô chỉ đưa cho chồng số tiền chi tiêu bằng mức tiền anh từng mang về cho vợ. Đồng thời mỗi cuối ngày, cô luôn đòi hỏi Chiến phải kê khai tường tận mọi khoản chi dùng, khác là cô không làm điều đó ngay trước bữa cơm mà thôi. 

Sau 1 tháng cố nhẫn nhịn, cuối cùng Chiến cũng phải đầu hàng vô điều kiện và chân thành xin lỗi vợ. Việc chăm con, làm việc nhà không hề đơn giản như anh nghĩ. Chưa nói cảm giác khi bị chất vấn chuyện chi tiêu dù mình đã rất cố gắng tiết kiệm thật quá kinh khủng. Nếu không tự trải nghiệm, nhận về những gì anh từng đối xử với vợ thì anh sẽ chẳng thể thấm thía được hết. 

"Tôi chỉ muốn dạy cho chồng một bài học mà thôi, dù còn nghèo khó nhưng quan trọng nhất vẫn là vợ chồng yêu thương và tử tế với nhau. Đã thiếu thốn về vật chất mà tình cảm vợ chồng và không khí gia đình nặng nề, ngột ngạt thì cuộc sống hôn nhân sẽ vô cùng khổ sở. Sau 1 tháng ở nhà, chồng tôi quyết định tìm người giúp việc, hai vợ chồng cùng đi làm. Mọi thứ hiện tại đã ổn thỏa, nhất là chồng tôi đã thay đổi rất nhiều...", Hiền chia sẻ.  

Mẹo trị chồng keo kiệt

Thỏa thuận chuyện chi tiêu với ông chồng “keo kiệt”

Ông xã của bạn keo kiệt vì không biết thực tế bạn phải chi những khoản nào, chi bao nhiêu, các khoản ấy có cần thiết hay không, giá cả thị trường thế nào. Bạn nên ghi chép lại các khoản thu, chi hằng ngày rồi cũng ông xã bàn bạc thống nhất cách chi tiêu. Nếu thực sự cần thiết thì ông xã bạn không thể từ chối trong việc cùng bạn gánh vác các khoản chi.

Rủ chồng đi mua sắm cùng các cặp vợ chồng bạn

Ông xã bạn vốn có tính keo kiệt nên rất ngại nhất là việc đi mua sắm, lúc này mới cần đến sự khéo léo của bạn như lí do mở rộng mối quan hệ chẳng hạn khi đi cùng các cặp vợ chồng khác. Hãy để ông xã chứng kiến sự hào phòng, ga lăng, chịu chi của các ông chồng khác đối với vợ họ và niềm hạnh phúc, hãnh diện của các bà vợ. Có thể chồng bạn không thể thay đổi trong một sớm một chiều nhưng vì sĩ diện đàn ông và nhận ra sự thiệt thòi của vợ mình, anh ấy sẽ thay đổi dần dần.

Trước giờ cơm chồng luôn bắt vợ 'giải trình' đến 15 phút và mà vùng lên 'cực chất' đến từ người vợ

Cố tình để anh ấy thiếu những vật dụng sinh hoạt cần thiết

Cái khăn mặt của anh ấy quá cũ, áo bị rách hay hết thuốc đánh răng…hãy cố tình để anh ấy thử sống trong cảnh thiếu thốn đặc biệt là những vật dụng cá nhân hằng ngày. Nếu anh ấy thắc mắc hoặc bảo bạn đi mua bạn hãy viện ra trăm thứ phải tiêu và hiện giờ không có tiền mua. Hoặc bạn có thể báo bận phải đi bây giờ và anh ấy có thể tự đi mua tại tiệm tạp hóa gần nhà, hãy nghĩ ra nhiều lý do để anh ấy phải tự bỏ tiền từ túi mình ra cho các khoản mà anh ấy mới là người cần nhất. Anh ấy sẽ hiểu nỗi khổ của vợ hơn và bớt tính keo kiệt.

Không nên mua sắm bừa bãi

Nhiều ông chồng trở nên keo kiệt khi thấy các bà vợ mình có thói quen nghiện mua sắm. Điều đó làm các ông nảy sinh suy nghĩ rằng tiền bỏ ra chỉ để chưng diện cho các bà vợ mà thôi. Vì vậy hãy có cách chi tiêu thật hợp lý để các ông chồng không thể bắt lỗi được và phải tin tưởng vợ tuyệt đối trong chuyện chi tiêu.

Không kể xấu chồng mình keo kiệt

Đừng nên bêu xấu, than thở với bạn bè hàng xóm về tính bủn xỉn của chồng bạn vì như thế khiến các ông chồng mất mặt sinh ra bực tức mà càng không thèm thay đổi. Hãy tìm cách cảm thông, lắng nghe xem lí do vì sao chồng mình lại tỏ ra keo kiệt như vậy. Hãy trả vờ “thông cảm” và tìm cách thay đổi ông xã dần dần.

Tuyệt đối không tạo quỹ đen

Nếu chồng bạn phát hiện ra chỗ bạn giấu tiền riêng hoặc có tài khoản ngân hàng không công khai thì chắc chắn anh ấy sẽ không còn tin tưởng bạn nữa. Anh ta sẽ cho rằng tiền anh ta bỏ ra để vợ đút vào túi mình chứ không phải dùng để chi tiêu mua sắm cho công việc chung của gia đình. Anh ta sẽ không còn tin vào thu chi hằng ngày của bạn nữa và sẽ không thoải mái khi đưa tiền cho bạn nữa đâu. Đã keo kiệt nay còn keo kiệt hơn.

PV (TH)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 tư thế yoga biến chân to như chân voi thành thon dài như đôi đũa