Sắp đến ngày cưới, cô vợ giám đốc đưa yêu cầu khó đỡ khiến anh chàng hoang mang, dân mạng người phản đối kẻ đồng tình

Bích Chi 2021-07-13 15:00
- Người vợ này muốn mua nhà, chỉ ở gần chứ không ở chung với mẹ chồng. Tuy nhiên, anh chồng này lại muốn ở chung để báo hiếu mẹ già.

Sắp cưới chính là khoảng thời gian nhiều cặp đôi xảy ra tranh cãi, mâu thuẫn nhất. Lúc này, cả hai sẽ phải tính toán, thống nhất về những kế hoạch sau khi cưới như việc sinh con, ở chung, ở riêng. Những bất đồng quan điểm lúc này có thể khiến nhiều cặp đôi rạn nứt tình cảm, thậm chí dẫn đến chia lìa.

Sắp đến ngày cưới, cô vợ giám đốc đòi mua nhà ở riêng, không ở cùng mẹ chồng

Mới đây, trong một hội nhóm thu hút khá đông người dùng, một người dùng tên N.N đã tâm sự câu chuyện tình cảm của mình. Được biết, N.N hiện đang làm giám đốc, điều hành một công ty. Cô bạn với người yêu quen nhau được 6 tháng và đã nghĩ đến chuyện cưới hỏi. Bạn trai của cô nàng muốn cả hai về ở chung với mẹ của anh.

Sắp đến ngày cưới, cô vợ giám đốc đưa yêu cầu khó đỡ khiến anh chàng hoang mang, dân mạng người phản đối kẻ đồng tình

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, N.N lại muốn cô ấy và gia đình anh mua 2 căn hộ khác ở gần nhau. Cô bạn giữ nguyên quan điểm chỉ muốn ở gần chứ không muốn ở cùng. N.N cho rằng việc sống chung với mẹ chồng sẽ khiến cô nàng không được tự do, thoải mái. N.N đang điều hành một công ty nên thường xuyên bị căng thẳng. Vì vậy, cô bạn không muốn phải chịu đựng thêm cảnh mẹ chồng- nàng dâu.

Trích tâm sự của người dùng:

"Em và người yêu em quen nhau được 6 tháng, cũng tính đến chuyện kết hôn. Em cảm nhận là anh ấy yêu em nhiều, nhiệt tình, yêu thương lo lắng cho em, mong muốn kết hôn với em. Em cảm nhận anh ấy là 1 người tốt, cũng hơn những người yêu trước của em về mặt tình cảm dành cho em. 

Tuy chưa được như em mong đợi về 1 người chồng điềm đạm, hiểu biết nhưng em chấp nhận được và cũng yêu anh ấy 70%-80%. Em không nồng nhiệt nhớ nhung như những người trước. Bọn em nói chuyện hợp và quan điểm sống cũng giống nhau do hay đi học phát triển bản thân. Về gia đình, kinh tế thì em hơn anh ấy, còn về độ hiểu biết thì em nghĩ cũng ngang nhau.

Nói về hôn nhân lý thuyết thì em có nhiều nhưng thực tế thì em không có. Tối qua em và anh ấy tranh luận về vấn đề sống chung với mẹ chồng. Anh là người Hà Nội, có mẹ và em gái, bố mất sớm, em gái đã đi lấy chồng.
Anh ấy rất yêu thương mẹ vì thấy mẹ vất vả, 1 mình đã nuôi dạy 2 anh em khôn lớn nên rất thiệt thòi và anh ấy muốn bù đắp. Em có ý kiến là sau này mà cưới thì sẽ mua 2 căn hộ chung cư gần nhau, vợ chồng ở 1 và mẹ chồng ở 1 để tiện chăm sóc nhau. Em là người có tài chính có khả năng mua đc 1 cái, gia đình anh ấy có khả năng mua đc 1 cái nhưng anh ấy nói muốn ở cùng mẹ vì sợ mẹ buồn, muốn gia đình đông vui chứ không muốn chia cắt ra như vậy .
Em thì thấy ở gần nhau vẫn tiện chăm sóc cho mẹ, có con cháu mẹ vẫn trông cháu được hoặc mẹ không trông thì thuê giúp việc bà chơi với cháu, không nhất thiết phải ở chung. Em sợ ở chung sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Em là đứa hay suy nghĩ, sống độc lập vì em làm được kinh tế.
Em muốn ở riêng để nhỡ cũng có lúc em nóng giận, hay vợ chồng cũng có lúc to tiếng không làm ảnh hưởng đến mẹ hoặc quan điểm sống của mẹ và em không giống nhau do 2 thế hệ bất đồng quan điểm, ảnh hưởng từ tình cảm mẹ con sang tình cảm vợ chồng. Còn điều nữa là công việc của em cũng căng thẳng (em có 1 công ty) có những lúc mệt em thực sự muốn có không gian riêng. Em cũng là đứa chịu nhịn kém, em sợ người lớn nói nhiều mà em không nhịn đc lại mất tình cảm .
Các chị thấy quan điểm của em như vậy có đúng không? Như vậy có bất hiếu không ạ ? Trong trường hợp 2 đứa bất đồng quan điểm như thế này nên làm thế nào ạ ? Em 31 tuổi nên cũng muốn có gia đình tổ ấm sau những ngày làm việc vất vả ."
Bài đăng của người dùng này ngay lập tức đã thu hút được nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng. Nhiều người dùng cho biết rằng hầu như nàng dâu nào cũng muốn ra ngoài ở riêng. Tuy nhiên, việc có ở riêng được hay không lại phù thuộc vào hoàn cảnh nhà chồng. Nếu gia đình quá ít người hoặc chỉ có một mình mẹ già neo đơn như gia đình anh chàng này thì câu trả lời là không nên. Chẳng người đàn ông nào chấp nhận chuyện để mẹ già ở một mình như vậy.
"Cái này tớ nghĩ là tuỳ thuộc mẹ chồng bạn  thuộc tuýp người như thế nào, truyền thống cổ hủ hay hiện đại. Thực tế mẹ đẻ tớ cũng chỉ còn 1 mình bố mất, tớ lấy chồng ở gần bà, em trai tớ chưa lấy vợ nhưng cũng đi suốt cá nhân bà khá buồn đó.

Sắp đến ngày cưới, cô vợ giám đốc đưa yêu cầu khó đỡ khiến anh chàng hoang mang, dân mạng người phản đối kẻ đồng tình

(Ảnh chụp màn hình)

Đấy là mẹ tớ thuộc tuýp người hiện đại hay đi chơi bạn bè. Vợ chồng tớ ở riêng để tránh bà buồn và đỡ đần thì gần như sinh hoạt ở nhà bà ngoại ăn uống, con cái. Tối về nhà ngủ thôi. Trường hợp ở gần không ở chung mà hàng ngày bà lọ mọ cơm nước 1 mình tớ thấy cũng khá thương bà. Bạn lựa chọn chồng bạn thì cũng nên suy nghĩ đến hoàn cảnh của anh để chấp nhận", người dùng Phạm Yến Ngọc bình luận.
"Theo mình thì bạn nên sống cùng một thời gian. Người già cần con cháu, 1 mình bà lọ mọ cũng thương, ăn uống thất thường. Sau có con càng cần nhờ bà, bạn có kinh tế là có tiếng nói rồi, không lo", người dùng Ngọc Anh viết.

Giúp nàng dâu có cuộc sống hạnh phúc khi sống chung với mẹ chồng

Sinh hoạt quy củ hơn

Cuộc sống hôn nhân hoàn toàn khác với cuộc sống tự do, khi bạn thích gì thì làm nấy. Nhất là khi sống chung với người có tuổi, việc bạn thường xuyên về muộn, ăn uống thất thường và phá vỡ nhịp sinh hoạt gia đình... Điều này có thể khiến gia đình nảy sinh những mâu thuẫn. Vì thế, ở với người lớn tuổi, bạn nên điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp.

Đừng cãi nhau với chồng trước mặt bố mẹ

Chẳng cặp đôi nào là "cơm lành canh ngọt" mãi. Tuy nhiên, hai vợ chồng nên trao đổi, tranh cãi trong phòng riêng, tránh cãi chửi nhau trước mặt bố mẹ. Điều này sẽ khiến bố mẹ, dù văn minh đến mấy, sẽ nảy sinh tâm lý bênh vực con và có cái nhìn ác cảm với con dâu.

Đừng tiêu tiền phung phí

Đương nhiên tiền bạn làm ra, bạn có quyền chi tiêu. Nhưng khi sống chung dưới một mái nhà với người lớn tuổi, bạn nên kín đáo trong chi tiêu, đừng tiêu tiền phung phí quá. Người già thường có thói quen sống tiết kiệm, họ sẽ bất đồng quan điểm với bạn trong chuyện này.

Nói năng, ứng xử khéo léo

Trong ứng xử với bố mẹ chồng, nếu bạn nghĩ gì nói đấy, lại không nhận được sự thông cảm của họ, bạn sẽ dễ gặp rắc rối. Khéo léo trong lời ăn tiếng nói, trong hành xử là cách giữ hòa khí trong gia đình, để cuộc sống hôn nhân và mối quan hệ với bố mẹ được ổn thỏa.

Bích Chi

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 cách diện áo cổ lọ ôm sát chuẩn chỉnh như hội gái Hàn