Nghèo quá chẳng lấy được vợ, đàn ông Trung Quốc lựa chọn "hôn nhân một ngày"

Anh Chi 2023-07-18 15:13
- Ở một số vùng nông thôn Trung Quốc, những người đàn ông nghèo không thể tìm được vợ phải tổ chức một đám cưới giả để có thể được chôn cất trong phần mộ gia đình sau khi qua đời.

Đó là một đám cưới tưởng chừng như rất bình thường diễn ra vào ngày 7/7 trong một ngôi làng ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. MC phát biểu trước sự hiện diện của người thân và bạn bè của cặp đôi cô dâu chú rể.

"Chúng ta hãy chúc mừng cho cặp đôi mới cưới, những người đang tổ chức một ngày hôn lễ trọng đại ngày hôm nay. Xin chúc cho họ có một cuộc sống hạnh phúc", MC nói.

Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của đôi tân lang tân nương này chỉ kéo dài duy nhất một ngày. Tạp chí Phoenix Weekly đã đưa tin về hiện tượng "hôn nhân một ngày" đang lan rộng ở các vùng nông thôn của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc khi những người đàn ông độc thân mong muốn được chôn cất trong phần mộ gia đình sau khi qua đời.

Nghèo quá chẳng lấy được vợ, đàn ông Trung Quốc lựa chọn hôn nhân một ngày

Ở một số vùng, có quy định rằng đàn ông quá nghèo và không thể tìm được vợ - thường được gọi là "guanggun" hoặc "đàn ông không có vợ" - sẽ không được chôn cất trong phần mộ gia đình hoặc vào nhà thờ tổ tiên. Người ta cho rằng đàn ông như vậy làm ảnh hưởng đến phong thủy của gia đình, làm liên lụy đến con cháu sau này.

"Hôn nhân một ngày" trở nên phổ biến trong vòng 5- 6 năm gần đây. Đây đã trở thành một phương án thay thế cho hôn nhân ma. Hôn nhân ma là lễ cưới giữa hai người đã qua đời hoặc giữa người đã qua đời và người còn sống.

Nghèo quá chẳng lấy được vợ, đàn ông Trung Quốc lựa chọn hôn nhân một ngày

Theo bà mối Wu, người điều hành dịch vụ "hôn nhân một ngày", bà có sẵn một số cô dâu chuyên nghiệp. Phí thuê cô dâu là 3.600 tệ (11 triệu đồng) và phí môi giới là 1.000 tệ (3 triệu đồng). Cô dâu sẽ tham gia vào lễ thành hôn và đến phần mộ tổ tiên của chú rể để thông báo rằng họ đã kết hôn.

Bà Wu cho biết hầu hết các cô dâu đều làm công việc bảo mẫu hoặc nhân viên massage và không phải là người địa phương. Vì nhiều người lo lắng công việc này sẽ ảnh hưởng đến danh dự gia đình nếu người thân biết.

Cô dâu xuất hiện trong đám cưới ngày 7/7 là Tian. Tian cho biết cô cần tiền để nuôi chồng và con. Cô làm việc công việc massage và kiếm được vài nghìn tệ mỗi tháng. Gia đình cô không biết về công việc này. Tian che đậy danh tính bằng cách trang điểm mạnh và đội tóc giả trong buổi đám cưới. Tian, 48 tuổi, đã làm việc cho bà Wu kể từ năm 2021 và là cô dâu trẻ nhất trong nhóm.

Còn chú rể trong đám cưới ngày 7/7 tên Song, là một trong những đàn ông độc thân lớn tuổi trong làng. Những năm Song còn trẻ, đám phụ nữ chê ông nghèo, không chịu lấy ông. Ở các vùng nông thôn miền Bắc Trung Quốc, đàn ông không có vợ bị coi là kẻ thất bại nhất.

Sau khi cha mẹ ông lần lượt qua đời, Song lo sợ chi chết không được vào lăng mộ của tổ tiên, không thể đoàn tụ với cha mẹ. Vì vậy, ông quyết định tổ chức "hôn nhân một ngày". Song gọi cuộc hôn nhân kéo dài một ngày là "thỏa thuận" vì ông không phải trả tiền sính lễ, thường có giá khoảng 100.000 tệ (300 triệu đồng) cho gia đình cô dâu. Bà Wu cho biết đã giúp đỡ nhiều người người theo cách này vì họ là những người nghèo. "Trong cuộc sống, không có gì là thật trừ tiền bạc", bà nói.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người so sánh "hôn nhân một ngày" với dịch vụ thuê bạn trai hoặc bạn gái, một xu hướng đang phổ biến trong các nhóm trẻ tuổi nhằm giảm áp lực từ phía cha mẹ.

Anh Chi (Tổng hợp)

 

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 hậu duệ nhí có khả năng siêu phàm hơn cả nhà tiên tri Vanga