Lương 9 triệu, mua quả sầu riêng 300.000 đồng, vợ bầu nghẹn lòng bị chồng mắng: "Em chi tiêu vậy có hợp lý không?"

Anh Chi 2023-05-17 15:42
- Trót mua quả sầu riêng về ăn khi ốm nghén, vợ bầu bị chồng mắng mỏ, cho rằng chi tiêu như vậy là không hợp lý.

Nhiều người trẻ bước vào cuộc sống hôn nhân với tâm thế sẽ có người chia sẻ chuyện tài chính hoặc thay mình quán xuyến chuyện chi tiêu trong nhà. Tuy vậy, sau vài tháng sống chung, cặp đôi bắt đầu có những xích mích nhỏ liên quan đến chuyện chi tiêu. Câu chuyện của cặp đôi trẻ dưới đây là một ví dụ.

Lương 9 triệu, mua quả sầu riêng 300.000 đồng, vợ bầu nghẹn lòng bị chồng mắng: "Em chi tiêu vậy có hợp lý không?"

Mới đây, trên một hội nhóm tâm sự chuyện gia đình, một người vợ tên N. kể lại câu chuyện hôn nhân. Được biết, N. mới kết hôn được 6 tháng và đang mang bầu. N. đang đi làm với mức lượng 9 triệu đồng/tháng.

Vì muốn ăn sầu riêng nên N. bỏ ra 300.000 đồng để mua một quả. Nào ngờ, N. bị chồng mắng vì không biết chi tiêu và gia đình còn khó khăn. Chồng N. cho rằng số tiền 300.000 đồng có thể mua đồ ăn trong vài ngày. 

Lương 9 triệu, mua quả sầu riêng 300.000 đồng về ăn, vợ bầu nghẹn lòng bị chồng mắng: Em chi tiêu vậy có hợp lý không?

Lương 9 triệu, mua quả sầu riêng 300.000 đồng về ăn, vợ bầu nghẹn lòng bị chồng mắng: Em chi tiêu vậy có hợp lý không?

(Ảnh minh họa)

Trích tâm sự của người dùng này:

"Buồn quá các chị ạ. Em lấy chồng được 6 tháng rồi, vợ chồng em là nhân viên văn phòng. Tuy cuộc sống không giàu nhưng cũng không phải là quá khó khăn. Lương em 9 triệu cộng thêm thưởng này nọ cũng được hơn 10 triệu một xíu, lương chồng em thì 15 triệu/ tháng.
Biết rằng chuyện gia đình không nên mang lên mạng xã hội nhưng hôm nay em thật sự buồn. Em đang nghén và thèm sầu riêng nên em mới mua 1 quả sầu về ăn. Lúc mua về chồng hỏi bao tiền, em nói là gần 300.000 đồng.
Lúc ý chồng em không nói gì chỉ tỏ thái độ khó chịu và đi làm. Em ăn xong thì cũng đi làm luôn, vừa đến công ty, chồng em nhắn tin cho em vậy, em thấy buồn lắm các chị ạ. Người ta lấy chồng được chồng cưng chiều, còn em thèm quả sầu riêng cũng bị nói nọ kia."
Lương 9 triệu, mua quả sầu riêng 300.000 đồng về ăn, vợ bầu nghẹn lòng bị chồng mắng: Em chi tiêu vậy có hợp lý không?

Lương 9 triệu, mua quả sầu riêng 300.000 đồng về ăn, vợ bầu nghẹn lòng bị chồng mắng: Em chi tiêu vậy có hợp lý không?

(Ảnh chụp màn hình)

Câu chuyện của người vợ này làm bùng nổ tranh cãi trên mạng xã hội. Nhiều người chê trách anh chồng quá keo kiệt, chỉ vì quả sầu riêng 300.000 làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Số còn lại cho rằng cả hai cần phải bàn bạc, thống nhất cách chi tiêu để chung sống hòa hợp.

Mẹo quản lý chi tiêu cho vợ chồng mới cưới

1. Thiết lập quỹ chung cho những chi tiêu gia đình
Các cặp đôi nên cân nhắc thiết lập một quỹ chung sau khi kết hôn. Cả hai đều phải đóng góp tùy thuộc vào thu nhập của mỗi người nhưng phải có sự thỏa thuận và dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng. Mẹo này giúp hai vợ chồng kiểm soát chi tiêu cân bằng và khoa học, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, đặc biệt còn xây dựng “lá chắn” tài chính trước các rủi ro, gia tăng niềm tin và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quỹ chi tiêu này có thể phân chia theo tỷ lệ như sau:

- 55% của quỹ dành cho chi tiêu thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày như thanh toán hóa đơn, ăn uống, tiền thuê nhà, điện - nước và chi phí đi lại.

- 10% dành cho khoản tiết kiệm dài hạn của hai vợ chồng trong tương lai như mua xe, kinh doanh, sinh con và nuôi con.

- 10% dành cho mục tiêu phát triển cá nhân như tham gia khóa học phát triển kỹ năng nghề nghiệp, khóa học chăm sóc con cái.

- 10% dành cho nhu cầu hưởng thụ - những chuyến du lịch “hâm nóng” tình cảm vợ chồng, bữa ăn sang trọng để kỷ niệm ngày đặc biệt hoặc một món quà tự thưởng cho cả hai sau thời gian làm việc chăm chỉ.

- 10% dành cho tương lai hoặc “của để dành” hỗ trợ con cái đi du học, khởi nghiệp, kết hôn và tận hưởng giai đoạn hưu trí an nhàn.

- 5% còn lại dùng để dự phòng rủi ro.

2. Phân vai tài chính trong hôn nhân
Ngoài đóng góp quỹ chung, cả hai nên phân vai tài chính để quản lý tiền bạc. Ví dụ: Người chồng phụ trách tiền học của con, tiền thuê nhà với tiền điện nước. Trong khi đó, người vợ sẽ phụ trách chi phí sinh hoạt, ăn uống hoặc quản lý quỹ tiết kiệm của gia đình.

3. Theo dõi và đánh giá quá trình chi tiêu theo từng mốc thời gian
Cặp đôi cần dành thời gian theo dõi, cùng nhau quản lý chi tiêu. Theo đó, dựa vào mốc thời gian nhất định như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, hai vợ chồng nên ngồi lại, trao đổi và đánh giá mức độ thu - chi trong sinh hoạt gia đình. Ví dụ như, thu nhập mỗi tháng được phân bổ cho mục đích thế nào; tài chính liệu có dư dả, cạn kiệt và phát sinh khoản nợ hay không.
Tất cả điều này cần được chia sẻ thẳng thắn và minh bạch với nhau, để vợ chồng nắm rõ tiền bạc đã đi về đâu, tránh gây hoang mang, mâu thuẫn trong hôn nhân, cũng như cảm thấy thất vọng khi tài sản bị thiếu hụt vì bội chi.
Anh Chi

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Gương và 10 điều đại kỵ mà bạn nhất định phải biết để tránh điềm gở