Lương 14 triệu đồng, nộp cho vợ 13 triệu đồng, người chồng câm nín khi nghe em gái trách móc

Bích Anh 2023-07-07 10:08
- Áp lực kinh tế đè nặng khiến người đàn ông này khó xử khi đứng giữa vợ và người thân trong gia đình.

Nhiều người cho rằng trong hôn nhân, chỉ có phụ nữ gặp phải những chuyện trớ trêu, chịu đựng áp lực. Thực ra, đàn ông cũng có nhiều nỗi khổ nhưng không biết chia sẻ với ai. Giống như người chồng trong câu chuyện dưới đây, phải đứng giữa vợ và gia đình. 

Lương 14 triệu đồng, nộp cho vợ 13 triệu đồng, người chồng câm nín khi nghe em gái trách móc

Mới đây, trong một hội nhóm chuyên chia sẻ chuyện hôn nhân, một người dùng tên T.K đã kể lại riêng. Được biết, T.K mới kết hôn, có con gần 2 tuổi. Thu nhập của anh hàng tháng là 14 triệu đồng.

Vợ anh vẫn ở nhà chăm con nhỏ. Mỗi tháng, anh đưa vợ 13 triệu đồng nhưng bà xã thường tiêu hết tiền, không để dư ra đồng nào. T.K muốn gửi tiền về phụ giúp bố mẹ khi ốm đau nhưng kinh tế quá eo hẹp. T.K bị em gái trách móc vì không thể gửi cho bố mẹ một triệu đồng mỗi tháng để báo hiếu. 

Lương 14 triệu đồng, nộp cho vợ 13 triệu đồng, người chồng câm nín khi nghe em gái trách móc

(Ảnh minh họa)

"Lương 14 triệu mà không gửi về được cho bố mẹ một triệu à?". Đó là lời nói của cô em gái đang học đại học năm 1 của mình, nghĩ vừa buồn vừa tủi. Gia đình mình không khá giả lắm, bố mình làm bên xã, nghỉ hưu lương chỉ còn hơn 2 triệu. Mẹ mình buôn bán nhưng dạo gần đây sức khỏe không tốt nên nghỉ ở nhà hai ông bà chăm nhau. Định ra trường đi làm phụng dưỡng bố mẹ nhưng năm 22 tuổi, mình kết hôn vì người yêu mình có bầu, 2 đứa chuyển về quê sống vì ở Hà Nội thì không trụ nổi
Lương của mình tầm 14 triệu, tháng đưa vợ 13 triệu chỉ giữ đúng một triệu để xăng xe, ăn sáng. Con thì cũng đã gần 2 tuổi nhưng vợ mình không dám cho đi nhà trẻ và muốn ở nhà trông con cho an toàn. Nhiều lúc bố gọi lên nói khéo mẹ ốm vặt hay sao đấy để mình có thể gửi ít tiền về. Mình bàn với vợ chi tiêu tiết kiệm một chút để mình có dư chút đỉnh gửi tiền cho bố mẹ. Vợ mình nói luôn rằng 13 triệu tiêu một thoáng là hết, tiền ăn tiền bỉm tiền sữa thuốc thang cho con, không có dư. Thế là cũng chẳng gửi được.

Lương 14 triệu đồng, nộp cho vợ 13 triệu đồng, người chồng câm nín khi nghe em gái trách móc

Thời gian này em gái mình lên đại học, bao nhiêu thứ phải lo và sắm sửa nhưng ngày nó gói đồ lên Hà Nôi mình chỉ cho được đúng 200.000 đồng. Nhìn nó vừa thương vừa buồn nhưng chẳng thể giúp hơn. Em mình cũng rất ngoan, dù mới 18 tuổi nhưng đã vất vả đi làm thêm mỗi tháng đều giành tiền gửi về cho bố mẹ khi 500.000 đồng khi một triệu đồng.

Gần đây bố mình có bị thêm bệnh, mỗi tháng tốn thêm gần một triệu tiền thuốc thang, em mình thường xuyên gọi điện thúc giục mình gửi cho bố mẹ một triệu rưỡi 2 triệu mỗi tháng.

Lương 14 triệu đồng, nộp cho vợ 13 triệu đồng, người chồng câm nín khi nghe em gái trách móc

Nói lại với vợ thì cô ấy lại bảo: "Không có dư đồng nào, toàn phải mượn bên ngoại bù vô. Tháng nào anh cũng bỏ túi riêng một triệu sao không tự lấy tiền đó gửi cho bố mẹ, em lấy anh gần 2 năm có bao giờ xin tiền gửi cho nhà ngoại chưa. Anh đã có gia đình riêng thì anh phải giành quyền ưu tiên cho gia đình riêng chứ, bao giờ có dư dả thì mới gửi còn bản thân gia đình không có dư làm sao lo thêm cho bên nội nữa".
Biết vợ chồng mình vậy, em gái mình nhắn tin gay gắt như này. Mình không trách em gái, vì em nói cũng phần đúng và mình tủi vì chẳng thể làm gì hơn … Mình không biết mình có sai không nhưng thật sự 2 vợ chồng và một đứa con 2 tuổi sống ở tỉnh lẻ mỗi tháng 12 triệu là không thể đủ à?"
Dòng tâm sự của T.K nhận về đông đảo sự quan tâm trên mạng xã hội. Nhiều người chê trách người chồng nhu nhược, cô vợ ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình. Một số người khác khuyên cặp vợ chồng nên thống nhất lại cách chi tiêu. Ngoài ra, khi con đã lớn, người vợ nên đi làm để giảm bớt áp lực kinh tế cho chồng. Đó mới là cách để giữ gìn hôn nhân hạnh phúc. 

Cách tiết kiệm tiền cho cặp vợ chồng trẻ

Công khai nguồn thu, các khoản nợ 

Ngay khi vừa mới cưới hoặc trước khi quyết định về chung một nhà, cặp vợ chồng nên ngồi lại với nhau và công khai rõ thu nhập cá nhân, tài sản đang sở hữu và cả các khoản nợ đang có. Những vấn đề này sẽ giúp cả hai hiểu rõ về vấn đề và nền tảng tài chính của gia đình, từ đó đề ra giải pháp phù hợp, cân đối thu chi để có kế hoạch tiết kiệm cho cả hai sau khi kết hôn. 

Thống nhất về các khoản chi tiêu của gia đình 

Để đảm bảo các khoản chi tiêu luôn ở trong tầm kiểm soát, tốt nhất hai bạn nên lập một “giao kèo” trước khi kết hôn. Tùy theo khoản thu nhập của mỗi người, hãy đặt ra quy định về mức đóng góp vào khoản tiền chung. Như vậy, cả hai vợ chồng bạn có thể an tâm hơn với khoản thu chi, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt trong gia đình.

Ghi chép đầy đủ thu chi hàng tháng

Bạn nên ghi chép lại khoản chi tiết trong gia đình mỗi tháng. Thói quen này nên được duy trì cố định với thu và chi cố định sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan mức sinh hoạt của gia đình gồm những khoản nào bắt buộc phải chi, khoản nào có thể thay đổi hoặc cắt giảm. 

Bích Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Sự nhẹ nhàng của người phụ nữ đến từ sự chiều chuộng của người đàn ông