Tin vào thầy bói, rước dâu lúc nửa đêm, đám cưới khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán
Tin liên quan
Mới đây, nhiều hội nhóm chia sẻ hình ảnh về một đám cưới "độc, lạ". Nhà trai vì tin lời thầy bói, quyết định rước dâu vào 12 giờ đêm.
Một chuyên viên trang điểm kể lại về đám cưới này: "Em đi makeup cho cô dâu mà lần đầu tiên em nhận được ca lúc nửa đêm thế này. Hỏi ra mới biết mẹ chồng duy tâm, đi xem bói, thầy bảo phải rước dâu 12 giờ đêm khuya, giờ linh, về nhà trước 2 giờ, 6 - 7 giờ sáng mời tiệc.
Mà cô dâu phải mặc váy cưới chứ không được mặc áo dài, rước dâu bằng ghe. Trông cô dâu loay hoay mà thấy tội, trang điểm mà cứ ngủ gà ngủ gật. Ai bảo có kiêng có lành chứ em thì em thấy rén lấy chồng ngang luôn".
Hình ảnh đám cưới rước dâu vào "giờ linh".
Ngay sau khi câu chuyện lạ được chia sẻ, nhiều cư dân mạng đưa ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng đám cưới là sự kiện trọng đại của đời người, gia đình chồng cô dâu kỹ càng trong việc xem giờ giấc cũng vì muốn tốt cho cặp đôi trong cuộc sống về sau. Hơn nữa, cô dâu - chú rể nên nghe lời người lớn, sau này việc chung sống sẽ "dễ thở" hơn.
Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác lại cho rằng, gia đình này khá câu nệ hình thức. Việc rước dâu vào lúc 12 giờ đêm, đãi tiệc vào lúc 6 -7 giờ sáng khiến cô dâu - chú rể cũng như quan viên 2 họ mệt mỏi, vất vả. Khách khứa đến dự tiệc lúc sáng sớm cũng cảm thấy phiền hà. Hiện tại, lễ rước dâu của đám cưới trên vẫn tiếp tục thu hút được bình luận từ cộng đồng mạng.
Một số điều nên kiêng kỵ trong lễ cưới
Chuẩn bị bàn thờ sơ sài
Trang trí bàn thờ tổ tiên trong ngày cưới chính là cách thể hiện sự chu đáo của mỗi gia đình. Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên ban thờ.
Tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên. Hôn lễ chính phải được cử hành tại bàn thờ tổ tiên có đủ hương đăng hoa quả.
Cưới vào năm kim lâu, giờ, ngày và tháng xấu
Theo quan niệm dân gian, khi cưới xin, người Việt rất kiêng kỵ chọn ngày và kén giờ. Chính vì vậy, gia đình cần phải xem kỹ về giờ, ngày, tháng, năm sao cho tốt và hợp với tuổi của cả hai vợ chồng để sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn nên, làm ra.
Đặc biệt đa phần gia đình kiêng kỵ cưới vào năm kim lâu tức là năm cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi sau này.
Cưới khi nhà có tang
Theo quan niệm dân gian, nhà có tang tức là có chuyện buồn.Thông thường, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà một năm. Vì vậy trong thời gian này gia đình không tổ chức ăn uống vui chơi linh đình, đám cưới càng kiêng kỵ.
Do đó, nếu trong nhà có người trưởng thành đã đến tuổi phải lập gia đình, đợi 3 năm sẽ trễ muộn, phải cưới chạy tang nếu có cha mẹ đau ốm nặng. Lúc này, lễ cưới cũng làm đơn giản, đủ các nghi thức cần thiết dưới sự chứng kiến của những người thân thiết. Nếu không, gia đình phải chờ hết thời gian để tang mới được tổ chức cưới.
Khánh Chi
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất