Anil Kumar, một cư dân của thành phố Kanpur, bang Uttar Pradesh ở Ấn Độ, đã tổ chức một bữa tiệc lớn và mời một ban nhạc đến biểu diễn vào ngày con gái trở về nhà sau khi ly hôn. Con gái của ông, Urvi, nay đã 36 tuổi và là một kỹ sư làm việc tại sân bay. Urvi kết hôn với một kỹ sư máy tính vào năm 2016. Hai người có một cô con gái và sinh sống tại Delhi. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc.
"Tôi đã cố gắng hết sức để cứu vãn mối quan hệ, nhưng sau 8 năm chịu đựng sự tra tấn cả về tinh thần và thể xác, tôi không thể chịu được nữa. Cuộc hôn nhân đã vỡ vụn", Urvi chia sẻ.
Khi nghe tin con gái ly hôn, ông Anil đã tổ chức một bữa tiệc vui vẻ để chào đón con trở về nhà. Không khí trong buổi tiệc tràn ngập niềm vui, gần như không khác gì một đám cưới khi con gái trở về nhà sau kỳ nghỉ lễ. Ông nói: "Chúng tôi chào đón con gái ly hôn trở về nhà giống như cách chúng tôi tiễn con gái ra đi lên xe hoa. Chúng tôi muốn con bắt đầu lại từ đầu với tư thế tự tin."
Anil ủng hộ quyết định của con gái và mong muốn thay đổi nhận thức xã hội, loại bỏ sự kỳ thị xung quanh vấn đề ly hôn. Một đoạn video ghi lại cảnh Urvi đi qua khu phố, với âm nhạc hòa mình vào không gian, đã lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội. Urvi chia sẻ rằng cô cảm thấy rất xúc động và biết ơn lòng hỗ trợ từ cha mẹ.
Urvi sẽ nghỉ ngơi một thời gian trước khi bắt đầu "chương mới" của đời mình. Mẹ cô chia sẻ: "Tôi rất mong được ở bên cạnh con gái và cháu gái của mình. Đó là một cảm giác tuyệt vời".
Thời nay, chuyện phụ nữ ly hôn không còn bị kỳ thị như trước. Trên Xiaohongshu, một mạng xã hội chia sẻ video của Trung Quốc, các bữa tiệc ly hôn và nội dung truyền cảm hứng về cuộc sống của những phụ nữ mới ly hôn đang thu được hàng nghìn lượt thích.
Những bình luận như "Chúc mừng sự tái sinh!" và "Chúc mừng!" tràn ngập video tiệc ly hôn của Sushi. Wushuang, một blogger thời trang 35 tuổi, cũng đã tổ chức lễ ly hôn vào tháng 6 năm ngoái. Cô mời bố mẹ và một số bạn bè đến chứng kiến sự khởi đầu mới này trong cuộc đời cô.
Thay đổi quan điểm về việc ly hôn trong xã hội Trung Quốc là khá rõ rệt. Trước đây, phụ nữ có địa vị xã hội thấp, điều này dẫn đến việc nam giới thường chiếm ưu thế trong các thủ tục ly hôn. Ly hôn thường làm tổn hại danh tiếng của phụ nữ nhưng đàn ông thì không. Điều này đã bắt đầu thay đổi vào năm 1980, khi đăng ký ly hôn được thực hiện dễ dàng hơn, với việc chấp nhận lý do ly hôn chính thức là "rạn nứt tình cảm đôi bên".
Theo Yaya Chen, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải và là nhà hoạt động về bình đẳng giới, các buổi tiệc công khai này là minh chứng cho thấy thái độ đang thay đổi ở Trung Quốc. "Xã hội ngày càng chấp nhận ly hôn hơn, điều này một phần liên quan đến việc số lượng phụ nữ độc thân, chưa kết hôn và nhận thức của phụ nữ về bình đẳng giới đang gia tăng", bà nói.
Vân Chi (Tổng hợp)