Chị em 'sấp mặt' ngày giáp Tết: Làm sao để Tết không còn vất vả?

Khánh An 2023-01-20 10:00
- Trên mạng đang lan truyền câu nói rằng Tết nay không kém vui hơn Tết xưa. Nếu bạn cảm thấy Tết kém vui, ấy là khi bạn đã trưởng thành.

Hàng năm, mỗi dịp Tết đến, xuân về, chị em phụ nữ lại ngồi than với nhau rằng ngày bé mong Tết bao nhiêu, nay lại sợ Tết bấy nhiêu. Cứ khi xuân về, tết đến lại nghe các chị em nói với nhau ngày bé thích tết, mong đợi tết bao nhiêu thì nay sợ tết bấy nhiêu. Nhiều chị trả lời thẳng thừng, tết chẳng có gì vui mà chỉ mệt mỏi và muốn trốn ở đâu đó.

Chị em 'sấp mặt' ngày giáp Tết: Làm sao để Tết không còn vất vả?

Nỗi lo đầu tiên là vấn đề kinh tế. Tết đến đau đầu, nhức óc với kế hoạch bao khoản phải chi tiêu, mua sắm. Nào là quần áo mới cho gia đình, mua sắm trang hoàng nhà cửa, tiền mua thức ăn, tiền lì xì, biếu cha mẹ hai bên, tiền quà cho các mối quan hệ làm ăn, công việc, tiền tàu xe đi lại…. Có người làm tích cóp cả năm để tiêu tết, sau tết là phải bắt đầu lại từ đầu.

Chị em "sấp mặt" ngày giáp Tết

Sống trong gia đình nhiều thế hệ, cứ đến Tết, vợ chồng Hồng Anh - Minh Thắng (Thanh Xuân, Hà Nội) lại lắc đầu ngán ngẩm Tết đến là gia đình lại mâu thuẫn về cách đón Tết. Trong khi ông bà, bố mẹ coi trọng việc nấu nướng, bày biện linh đình, người trẻ như anh chị chỉ muốn ăn Tết đơn giản nhất có thể.

Chị em 'sấp mặt' ngày giáp Tết: Làm sao để Tết không còn vất vả?

Hồng Anh lý giải 360 ngày bận bịu, cứ nghĩ có được kỳ nghỉ đúng nghĩa nhưng vẫn phải dọn nhà, rửa bát như đi làm 8 tiếng ở cơ quan. Chị cho biết, những ngày Tết mang tiếng là ngày nghỉ mà chị phải nấu nướng, dọn dẹp vất vả hơn cả đi làm. Không chỉ vậy, mỗi lần đi chúc Tết được mời cơm, chị phải nhận nhiệm dọn dẹp, rửa chén cho "phải phép".

Tròn 10 năm kết hôn, Trung Tín - Hồng Hà (TP HCM) luôn gặp tình trạng "cơm không ngon, canh không ngọt" dịp Tết vì chuyện mâm cơm, chén bát, cỗ bàn... Có con nhỏ, ngày Tết không người giúp việc, hai vợ chồng vừa phải dọn nhà, vừa chăm bé nên không thể tận hưởng Tết. Lâu dần, cả gia đình sinh ra tâm lý "sợ Tết".

Chị em 'sấp mặt' ngày giáp Tết: Làm sao để Tết không còn vất vả?

Tương tự, cô dâu mới Lệ Chi (Hà Nội) cũng gặp nhiều tình huống dở khóc, dở cười trong ngày Tết. Vì muốn giải phóng sức lao động trong những ngày "cao điểm rửa bát", cô đề xuất mua máy rửa bát thì mẹ chồng phản đối với quan điểm: "Nhà tôi ba đời rửa bát bằng tay".

"Biết bao nhiêu công sức làm móng tay ra đi, ngụp lặn trong mớ bát đũa dầu mỡ suốt ba ngày Tết. Tôi nghĩ đến viễn cảnh make-up và diện váy lồng lộn, nhưng phải xắn tay ngồi rửa dăm chồng bát cao ngất ngưởng", Lệ Chi cho hay.

Chị em 'sấp mặt' ngày giáp Tết: Làm sao để Tết không còn vất vả?

Trên Facebook và nhiều diễn đàn dành cho phụ nữ, không ít chị em phụ nữ than sợ Tết, ghét Tết vì vòng luẩn quẩn nấu nướng, dọn dẹp rồi lại dọn dẹp, nấu nướng. Thậm chí, họ sợ phải đối mặt với những chồng bát đũa nhiều gấp đôi, ba lần ngày thường.

Đừng "cân đo đong đếm" phụ nữ bằng công việc ngày Tết

Chăm lo gia đình, tề gia nội trợ... từ lâu đã được ngầm định là việc của riêng phụ nữ. Câu "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" được truyền qua nhiều thế hệ, vô tình tạo ra những định kiến, gọng kìm giới tính áp đặt lên cả nam và nữ, như: Đàn ông phải xông pha kiếm tiền, lo toan cuộc sống, làm trụ cột vững chắc về kinh tế, còn đàn bà chăm lo gia đình, đảm đang nội trợ để giữ lửa cho cuộc sống gia đình.

Nhiều năm nay, định kiến giới với hàng trăm điều răn dạy "đàn ông phải thế nọ, đàn bà phải thế kia" là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột gia đình, khi hai bên không thể sẻ chia, thấu hiểu cho công việc và nghĩa vụ của nhau.

Chị em 'sấp mặt' ngày giáp Tết: Làm sao để Tết không còn vất vả?

Nhà văn Hoàng Anh Tú cho biết: "Nhiều người đàn ông vẫn cho rằng việc nhà là cái gì đó khủng khiếp với phái mạnh; khi xắn tay làm việc nhà là họ đang giúp vợ, chứ vốn dĩ việc ấy không phải là của họ. Chúng ta đang gán giới tính lên việc nhà, cho rằng phụ nữ phải ở bếp, dọn nhà, nấu ăn... còn đàn ông làm việc nhà là bỏ đi.

Các bà mẹ chồng cũng đo đếm con dâu bằng việc có làm việc nhà hay không. Mẹ đẻ trước khi cho con gái đi lấy chồng cũng dặn phải nữ công gia chánh, biết dọn nhà, chăm chỉ, không thì... có chó nó lấy. 

Chúng ta bị những lề thói từ xa xưa trói buộc, áp đặt, cứ nhất nhất tuân theo dù vô lý thế nào. Đó là tư duy cũ mòn, khiến chúng ta bị cũ kỹ, rập khuôn trong cách nghĩ".

Trước quan điểm phụ nữ phải đảm đang, cầu toàn trong ngày Tết, tuy không tốt cho họ nhưng tốt cho truyền thống gia đình, nhà văn Hoàng Anh Tú cho hay: "Đó đương nhiên là quan điểm xưa cũ. Thời đó, người ta coi phụ nữ như một công cụ phục vụ. Những lời khuyên lẫn những lời khen, ca ngợi đức hy sinh của người vợ, người mẹ rất nên đưa vào bảo tàng. Không phải thời nay phụ nữ không cần hy sinh hay không cần quan tâm đến truyền thống, gia đình mà chỉ đơn giản là CÙNG NHAU. Muốn truyền thống, muốn gia đình thì phải cùng nhau mà làm thôi."

Khánh An (Tổng hợp)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Điểm danh 5 tính cách khiến các nàng “mãi cô đơn”