Khó có con vì uống thuốc tránh thai?

2014-07-04 16:25
- (Em đẹp) - Uống thuốc tránh thai là phương pháp phổ biến nhất, được chị em chọn lựa để không có con ngoài ý muốn. Tuy nhiên, đằng sau tác dụng của thuốc, còn rất nhiều bí mật chị em nên biết.
Có rất nhiều đồn thổi về thuốc tránh thai được chị em phụ nữ truyền tai nhau như: giảm khả năng có con, gây trầm cảm... Thực, hư những lời đồn này thế nào? Chúng tôi xin giải đáp giúp bạn.

Thuốc tránh thai gây trầm cảm?

Không đúng. Theo một nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Katherine Keyes (thuộc trường ĐH Columbia), phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thấp hơn so với người không dùng. Nghiên cứu là kết quả của khảo sát đời sống chăn gối hơn 6.000 cặp đôi, độ tuổi từ 25-34, trong thời gian từ 1994 – 2008. "Triệu chứng trầm cảm và nguy cơ tự sát giảm ở những phụ nữ dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố", Tiến sĩ Katherine khẳng định.

Ngừng uống thuốc tránh thai 6-12 tháng mới có thể có con?

Hoàn toàn sai. Trong một nghiên cứu gồm 200 phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai từ 1 năm trở lên, Tiến sĩ Jani Jensen (chuyên gia sản phụ khoa ở rung tâm y tế Mayo tại Rochester, Minnesota) khẳng định, 40% đã có kinh hay có thai chỉ sau một tháng dừng thuốc. Và sau 3 tháng dừng thuốc, gần 99% trong số này đã có kinh và có thai.

Ngoài ra, Tiến sĩ Jensen cũng khuyên: phụ nữ không có kinh đều sau 3 tháng dừng sử dụng thuốc tránh thai cần đi khám để kiểm tra các vấn đề có thể ảnh hưởng tới khả năng tạo trứng.

Uống thuốc tránh thai sẽ khó có con?

Không đúng. Các loại thuốc tránh thai hiện nay chỉ chứa một liều nhỏ hoóc môn, do vậy trứng vẫn phát triển, chỉ không rụng mà thôi. Khi ngừng thuốc, trứng sẽ rụng trở lại, chậm nhất là trong vòng vài tháng. Lúc đó, chị em sẽ có khả năng mang thai bình thường.

Tuy nhiên, nếu sau khi ngừng dùng thuốc, chị em thấy chậm có bầu thì nên đi khám để nhận được những tư vấn kịp thời của bác sĩ.

Uống thuốc tránh thai không khiến bạn khó có con.

Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến buồng trứng?

Đúng. Một nghiên cứu của ĐH Copenhagen, được tiến hành với 833 phụ nữ trong độ tuổi từ 19-46, phát hiện ra rằng, liên tục uống thuốc tránh thai thì buồng trứng của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng. Sở dĩ như vậy là do các kích thích tố mạnh mẽ có thể làm cho hệ thống sinh sản bị “già đi” do ảnh hưởng đến việc sản xuất trứng.

Tuy nhiên, chị em cũng không cần quá lo vì tình trạng này gần như chỉ gặp khi ngưng dùng thuốc. Do đó, chị em nên kiểm tra chu kỳ kinh của mình trong 3 tháng, sau khi không dùng thuốc nữa để biết có ổn định không.

Thuốc tránh thai giảm nguy cơ ung thư buồng trứng?

Đúng. Theo kết quả phân tích gần đây nhất của nhóm nghiên cứu thuộc trường ĐH Y khoa Duke (Bắc Carolina, Mỹ), những người dùng thuốc tránh thai trên 10 năm giảm gần một nửa nguy cơ ung thư buồng trứng.

“Nghiên cứu chứng minh mối liên hệ tích cực của việc dùng thuốc tránh thai với phòng chống ung thư”, Reuters dẫn lời Tiến sĩ Laura Havrilesky – trưởng nhóm nghiên cứu.

Thuốc tránh thai giảm đau bụng kinh?

Đúng. Các nhà nghiên cứu của Viện Guttmacher (New York, Hoa Kỳ) trong một nghiên cứu mới đây đã đưa ra kết luận, prostaglandins do cơ thể tạo ra trong quá trình có kinh sinh ra những cơn co cơ giúp đẩy lớp màng trong tử cung ra ngoài. Thuốc tránh thai giúp giảm lượng prostaglandins và giảm đau.

Tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai là gì?
 
Trong quá trình dùng thuốc tránh thai, chị em sẽ gặp không ít tác dụng phụ nhưng phổ biến nhất là:
 
+) Giảm ham muốn tình dục: Nhu cầu hoặc ham muốn tình dục của phụ nữ có thể sẽ giảm đáng kể khi sử dụng thuốc tránh thai. Vì thế, nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, chị em có thể chuyển sang dùng thuốc tránh thai có nhiều androgen (giống testosterone), chắc chắn sẽ lấy lại được cảm xúc.
 
+) Nhức đầu: Sau khi uống thuốc, bạn có thể bị đau đầu nhẹ. Điều này có theer xảy ra trong vài ngày. Tuy nhiên chị em không cần phải quá lo lắng bởi tác dụng phụ này thường sẽ tự biến mất sau một thời gian.
 
+) Tâm trạng bất thường: Bạn nóng nảy hơn bình thường? Dễ cáu bẳn và bồn chồng? Rất có thể loại thuốc tránh thai chính là “thủ phạm” khiến bạn thay tâm đổi tính. Vì vậy, hãy đổi loại khác xem sao!
 
+) Buồn nôn: Đây là tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc tránh thai, biểu hiện này có thể kéo dài trong vài ngày hoặc thậm chí cả tháng.
 
+) Đau bụng và chuột rút: Đau bụng đột ngột, chuột rút liên tục và máu ở âm đạo xuất hiện bất thường… những biểu hiện này rất có thể là do bạn không hợp thuốc tránh thai.

T.Ngọc (Tổng hợp theo mentalhealthdaily)

logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cảnh Điềm hóa 'thiên nga đen' khoe đường cong quyến rũ khiến fan mê mẩn