Cư xử hàng ngày với con trẻ, cha mẹ chớ lơ là

2014-08-08 09:52
- (Em đẹp) - Việc cha mẹ coi nhẹ việc phát triển tâm lý của con trẻ sẽ ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý trẻ sau này.
Thời thơ ấu được coi là "giai đoạn hoàng kim" trong việc phát triển tâm lý của trẻ. Mỗi thói quen, hành vi của trẻ sau này đều được hình thành ở thời điểm này. Chính vì thế, mỗi bậc cha mẹ cần cẩn trọng trong cách hành xử của mình đối với con cái. Dưới đây là một vài "gạch đầu dòng" dành cho các ông bố, bà mẹ có thể tham khảo.
Cha mẹ luôn là tấm gương để trẻ noi theo, 
vì thế cách cư xử của cha mẹ sẽ có tác động rất lớn tới sự phát triển của trẻ

Cha mẹ không nên quá quan tâm, nuông chiều trẻ. Cách làm này khiến cho trẻ cảm thấy mình như trung tâm của vũ trụ, cho rằng ai ai cũng nên tôn trọng mình, nghe theo yêu cầu của mình, từ đó tự cao tự đại. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên tùy tiện cho trẻ cái gì, cần để trẻ từ khi còn nhỏ đã biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Nếu như trẻ không chịu thực hiện công việc của riêng mình, không hoàn thành nghĩa vụ, trẻ không nên được hưởng không.

Cha mẹ không nên giữ trẻ trong nhà. Trẻ nên được cổ vũ ra ngoài giao lưu, chơi đùa với bạn cùng trang lứa, đây là bước đầu trong việc dạy trẻ cách giao tiếp với bên ngoài. Việc này không chỉ giúp trẻ tăng khả năng vận động mà còn tự học được những bài học về giao tiếp và quan hệ xã hội đầu đời của mình.

Cha mẹ cũng tránh việc ép trẻ phải miễn cưỡng làm điều mà bé không thể làm nổi. Sự tự tin của trẻ đến từ thành công, nếu ép trẻ làm những việc mà bé không có khả năng làm, trẻ sẽ thiếu tự tin vào bản thân. Thêm vào đó, cha mẹ cũng không nên quá nghiêm khắc với trẻ, đánh mắng trẻ thường xuyên sẽ khiến cho trẻ dễ tự kỷ, luôn muốn trốn khỏi thực tại, dễ khiến cho trẻ có tâm lý phản kháng âm ỉ (hoặc biểu hiện luôn ra ngoài), có hành vi khác thường, dễ bỏ nhà.

Đánh mắng trẻ vẫn thường xảy ra ở nhiều gia đình Việt Nam hiện nay

Nhưng ngược lại, cha mẹ cũng không cần thiết phải giúp trẻ làm tất cả mọi việc, bạn hãy dạy trẻ cách phân tích, quan sát môi trường xung quanh để xử lý rắc rối của riêng mình. Khi giúp đỡ trẻ, hãy dạy trẻ cách xử lý khó khăn trong lần sau, tạo cho trẻ tính độc lập, không thường xuyên ỷ lại vào cha mẹ.

Điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ không được lừa gạt,dỗ trẻ bằng những lời hứa. Điều này khiến cho trẻ không còn tin vào lời người lớn và làm tổn hại lòng tin của trẻ. Nếu bạn đã hứa với trẻ điều gì, hãy cố gắng thực hiện điều đó. Song song với việc này, cha mẹ cũng tránh cười nhạo trẻ trước nơi đông người, trẻ sẽ xấu hổ, giận dỗi và tổn thương lòng tự trọng.

Thế nhưng người lớn cũng không nên khen ngợi trẻ quá đà, khi trẻ đạt được thành công nào đó, khen ngợi là việc nên làm, nhưng không nên tâng bốc trẻ lên tận trời. Như vậy trẻ dễ coi thường người khác, tự kiêu.

Một điều không kém phần quan trọng đó chính là cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của bản thân, tránh nóng giận, vui buồn thất thường với trẻ. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn với tâm lý trẻ. Tâm lý trẻ từ đó sẽ không ổn định, thường xuyên phải dò xét tâm tình cha mẹ.

Tuyết Trang
(Theo Babyqq)
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 loại mặt nạ sẵn có trong nhà chăm sóc da khi trời nồm