Nữ MC 4 con bày 'chiêu' xử lý cơn ăn vạ của con hiệu quả
Tin liên quan
MC Minh Trang không chỉ xinh đẹp, tài năng mà còn được biết đến là bà mẹ giỏi chăm con. Một mình nuôi dạy 4 nhóc tỳ đáng yêu. Nữ MC xinh đẹp đã rút ra được nhiều bài học quý giá. Bà mẹ bỉm sữa thường chia sẻ kinh nghiệm chăm con trên trang Facebook cá nhân để chị em học hỏi kinh nghiệm. MC Minh Trang đã đúc rút được 1 quy trình "xử lý" những cơn ăn vạ, quấy khóc, khủng hoảng tâm lý của con một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Bày tỏ sự đồng cảm với con
Dấu hiệu rõ ràng nhất của một số dạng khủng hoảng hoặc giận dữ về cảm xúc là khóc. Khi con khóc, cha mẹ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng câu: "Nín, nín ngay lập tức"
Nói với giọng the thé, cáu kỉnh sẽ chỉ khiến con căng thẳng hơn và khiến bé khóc nhiều hơn. Khi cả hai bên đều mệt mỏi, cơn nóng sẽ đến nhanh chóng.
- Nếu con khóc vì muốn một thứ gì đó, trước tiên hãy dời con ra khỏi hiện trường hoặc chuyển hướng sự chú ý của trẻ khỏi đồ vật.
- Nếu con khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau mình...), hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi con đau ở đâu, đau như thế nào thay vì phủ nhận cảm xúc của con, ví dụ như "Ôi giời, ngã tí mà kêu đau, đau gì mà đau" hoặc tệ hơn là trách con "Đi đứng thế à?".
- Nếu khóc chưa rõ nguyên nhân, gào khóc to..., Minh Trang hay bắt đầu với con bằng 1 cái ôm, thật lâu thật chặt. Cái ôm là điều tuyệt vời nhất mà một đứa trẻ mong muốn khi có cảm giác buồn, mệt, bất an, thất vọng... Sau đó là: "Rồi, bây giờ con thấy ổn hơn chưa? Bình tĩnh nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì?"."Con cứ khóc thế này có mệt không? Nếu vừa khóc vừa nói mẹ chịu chẳng nghe được rõ con muốn nói gì"."Mẹ muốn nghe xem có chuyện gì, để giúp con. Nếu con muốn mẹ giúp thì bình tĩnh kể cho mẹ xem nào"."Hay cứ khóc nốt chỗ dở đi vậy, khi nào xong thì nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì nhé".
Tìm hiểu, cùng con gọi tên vấn đề
Ở bước này, cô hoàn toàn đóng vai là "tiếng vọng" của con. Ví dụ: Nếu con nói "Con không thích ăn sữa chua xoài", cô sẽ nói "Okay, vậy là con không thích ăn xoài trộn với sữa chua có đúng không?" hoặc "Con không thích đi tất" - "Rồi, mẹ hiểu rồi, vậy là sáng nay mặc dù đang rất lạnh và lát nữa mẹ con mình sẽ đi bộ ngoài trời lạnh để đi học nhưng con vẫn không thích đi tất đúng không?". Đây cũng là cách "câu giờ" để cơn khóc/bực bội của con...từ từ lắng xuống.
Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết của con và phân tích vấn đề kết hợp với thực tế
Cô luôn hỏi con trước xem con muốn gì, không vội phán xét,phủ nhận bất cứ điều gì mà để con nói những gì chúng muốn. Ví dụ "Tại sao bạn không thích đi tất?", "Con thử nghĩ xem nếu không đi tất, lát đi bộ đi học ngoài trời lạnh thì chuyện gì sẽ xảy ra?".
Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn
Thay vì ép buộc trẻ đạt được điều chúng muốn và phớt lờ mong muốn và ý tưởng của chúng, cô thường cùng con suy nghĩ thông qua các phương án gợi ý. Thay vì bắt con chọn "CÓ" hoặc "KHÔNG", cô thử đưa ra một số phương án như "CÓ" và "Gần như CÓ" để con chọn trong đó, dù chọn phương án nào cũng vẫn là trong điều mình mong muốn. Ví dụ: "Hay đôi Kitty hồng này đi, mẹ cũng vào thay đôi tất hồng, thế là 2 mẹ con đi tất sinh đôi nhé".
Hỗ trợ bé giải quyết vấn đề (nếu cần)
Bước này con của Minh Trang thường làm hơi lâu nhưng nó dạy bé khả năng tự giải quyết vấn đề cá nhân.
Tuyên bố kết thúc khủng hoảng
Thường thì cô hay có vài câu "tổng kết nhanh" cuộc khủng hoảng vừa kết thúc, rồi hỏi con về những gì con tự nhận ra/suy nghĩ/rút kinh nghiệm cho lần sau. Gói gọn lại bằng 1 cái hi-five thật to hoặc 1 cái ôm thật chặt. Cái ôm luôn luôn kì diệu, đó là sự chia sẻ, đồng cảm, sự thừa nhận, tình yêu thương.
Loan Mạc (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất