2 tuổi mà con vẫn chưa biết nói cha mẹ dắt túi ngay 3 'bí kíp' để rèn cho trẻ

2021-07-08 08:40
- Nếu đến 2 tuổi mà bé nhà bạn vẫn chưa biết nói thì hãy tham khảo 3 cách hỗ trợ trẻ tập nói hiệu quả này nhé.

Nói chung, một đứa trẻ khoảng 10 tháng có thể nói một vài từ; một em bé từ một tuổi rưỡi có thể nói hàng chục từ; một em bé hai tuổi có thể nói khoảng 50 từ. Nếu sự phát triển của bé thấp hơn những điều này, rất có thể ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển và cha mẹ cần phải lưu tâm nhiều hơn.

Tại sao trẻ ít nói?

Lý do chính là ba điểm sau:

1. Đầu vào ngôn ngữ của trẻ không đủ. Nhiều em bé được ông bà chăm sóc là chủ yếu. Trong khi đó, người già ít nói, thông tin ngôn ngữ đầu vào bé tiếp nhận chưa đủ dẫn đến việc bé không thích nói hoặc không nói được.

2. Bé có thể đạt được mong muốn của mình mà không cần nói. Những gì bé cần trong cuộc sống đều có thể được đáp ứng thông qua cử chỉ và biểu cảm, vì vậy bé không muốn nói vì không cần thiết phải nói. Theo thời gian, trẻ sẽ quen với việc sử dụng cử chỉ để thể hiện nhu cầu của mình thay vì nói.

2 tuổi mà con vẫn chưa biết nói cha mẹ dắt túi ngay 3 'bí kíp' này để rèn cho trẻ

3. Có quá ít sự tương tác giữa cha mẹ và em bé, và em bé không thể cảm nhận được sức hấp dẫn của ngôn ngữ. Do đó bé không nói nhiều.

Trên thực tế, sự phát triển ngôn ngữ là rất quan trọng, và sự phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng đọc và viết sau này của trẻ ở một mức độ nhất định. Trẻ có kỹ năng ngôn ngữ vững vàng sẽ học dễ dàng hơn và giao tiếp với người khác một cách hài hòa hơn trong tương lai. Vì vậy, cha mẹ phải quan tâm đến khả năng ngôn ngữ của con mình.

Cách giúp trẻ tập nói nhanh

Nếu nhận thấy con mình thuộc kiểu chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ có thể học theo ba mẹo tương tác sau đây.

1. Đặt ít câu hỏi hơn và mô tả nhiều hơn

Trong quá trình tương tác với con, cha mẹ nên mô tả nhiều hơn đặt câu hỏi. Ví dụ bạn muốn cho bé biết về máy bay thì thay vì hỏi "Cái gì đây con" thì hãy mô tả "Con ơi, máy bay, máy bay đang bay trên bầu trời."

Mô tả trực tiếp có thể khiến trẻ cảm nhận được những bức tranh do cha mẹ vẽ một cách trực quan hơn và trẻ sẵn sàng học hỏi hơn. Nếu sự tương tác của bố mẹ là luôn đặt câu hỏi và bé không trả lời được sẽ mang lại cảm giác bực bội cho bé.

Vì vậy, trong quá trình giao tiếp với con, đặc biệt là trẻ nhỏ, cha mẹ nên mô tả hình ảnh nhiều hơn để bé tham gia, như vậy bé sẽ không hình thành cảm giác áp lực, ức chế và thích kiểu tương tác này hơn.

2 tuổi mà con vẫn chưa biết nói cha mẹ dắt túi ngay 3 'bí kíp' này để rèn cho trẻ

2. Không sửa lỗi mà chỉ cho trẻ cách phát âm đúng

Nhiều gia đình trong giai đoạn trẻ tập nói đặc biệt thích sửa lỗi cho con: “Con nói sai rồi, không phải thế đâu". Như thế thông tin trẻ nhận được chỉ là hàng loạt lỗi sai gây nhiều áp lực cho trẻ. Điều này không có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ, thậm chí còn khiến trẻ ngại nói.

Cách tiếp cận đúng là không sửa chữa những sai lầm của trẻ mà chỉ cho trẻ thấy nói đúng là như thế nào. Nếu trẻ nói sai từ nào đó, mẹ đừng sửa mà hãy lặp lại cách phát âm đúng để trẻ nghe được. Khi trẻ nghe được bố mẹ phát âm chuẩn, tự nhiên trẻ sẽ chăm chỉ luyện tập để phát âm đúng.

3. Không chế giễu, nhại lại tiếng trẻ

Nhiều người sẽ vô thức chế giễu con mình vì đã nói sai, thậm chí học theo giọng nói non nớt, ngọng líu lo của con mình. Trên thực tế, điều này rất không tốt cho trẻ. Hãy đảm bảo không cười nhạo con bạn, hãy khoan dung và kiên nhẫn với con. Nếu người khác cười nhạo con mình, cha mẹ nên ngăn chặn kịp thời.

Bên cạnh đó, trong quá trình trẻ tập nói, cha mẹ nên lặp lại nhiều hơn vì khả năng của trẻ được cải thiện khi được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy trẻ thích nghe một câu chuyện lặp đi lặp lại, thậm chí hàng chục lần, hàng trăm lần cho đến khi thuộc lòng.

Nói chung, nếu trẻ chậm nói, cha mẹ phải tìm nguyên nhân, tạo môi trường ngôn ngữ tốt cho trẻ, cho trẻ đầu vào ngôn ngữ đủ, tạo cho trẻ khả năng trình diễn ngôn ngữ tốt và có thói quen sử dụng ngôn ngữ thì chắc chắn trẻ sẽ tiếp thu và biết nói nhanh hơn.

Moon/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Giảm mỡ toàn thân ngay tại nhà cực đơn giản