Xua tan cái nóng đầu hè với 3 cách chế biến nha đam thành món ngon thanh nhiệt

Bồ Đào 2022-05-06 13:30
- Nha đam không chỉ thơm ngon mà còn giúp làm đẹp da và thanh nhiệt giải độc hiệu quả.

Chè nha đam

Nguyên liệu:

  • 100g hạt sen tươi
  • 400g nha đam
  • 100g đường phèn
  • Một ít muối

Xua tan cái nóng đầu hè với 3 cách chế biến nha đam thành món ngon thanh nhiệt

Chè nha đam

Cách làm:

Bước 1: Nha đam đem gọt sạch vỏ xanh bên ngoài rồi đem thái thành hạt lựu, cho thêm một ít muối rồi rửa sạch cho bớt đắng.

Bước 2: Hạt sen rửa sạch, lấy tâm sen (hoặc mua hạt sen đã được lấy tâm), nấu cùng 1 lít nước cho mềm.  Bước 3: Cho nha đam vào đun lửa nhỏ trong khoảng 10 phút, vớt bọt để nước chè được trong.

Bước 4: Cho đường phèn và nấu thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 5: Múc chè ra bát hoặc cốc. Để chè lạnh ăn sẽ ngon hơn.

Sữa chua nha đam

Các nguyên liệu làm sữa chua nha đam:

  • Nha đam: 1 nhánh lớn
  • Sữa đặc: 1 hộp
  • Sữa chua cái: 1 hũ (khoảng 250 gam)
  • Sữa tươi không đường: 1 lít
  • Đường, muối
  • Dụng cụ: Dao, thớt, hũ đựng sữa chua...

Xua tan cái nóng đầu hè với 3 cách chế biến nha đam thành món ngon thanh nhiệt

Sữa chua nha đam

Các bước làm sữa chua nha đam tại nhà

Bước 1: Sơ chế nha đam

Bước đầu tiên bạn sơ chế nha đam, bạn rửa sạch lá nha đam, gọt bỏ vỏ và lấy phần ruột bên trong rửa lại với nước nhiều lần. Khi thấy bớt nhớt, cho nha đam vào nước lạnh được pha một ít muối và 1 muống canh nước cốt chanh, ngâm khoảng 5 phút.

Sau đó bạn tiếp tục rửa lại với nước khoảng 5 - 6 lần cho hết nhớt. Cắt nha đam thành hạt lựu nhỏ rồi xả với nước vài lần nữa.

Bạn lưu ý: Nên loại bỏ sạch vỏ nha đam để tránh bị ngứa miệng khi ăn phải vỏ. Loại bỏ hết phần nhớt trong cùi để nha đam ngon chuẩn vị nhất.

Bước 2: Ngâm nha đam với đường để tạo độ giòn

Khi bạn ăn sữa chua nha đam ngoài hàng sẽ thấy nha đam có độ giòn, tạo thêm hấp dẫn cho món ăn. Bạn tạo độ giòn cho nha đam bằng cách đun sôi một nồi nước rồi cho nha đam vào nồi luộc khoảng 1 phút.

Vớt nha đam ra cho vào 200ml nước đá đã pha 2 muỗng canh đường và ngâm tầm 1 tiếng để nha đam ngấm thêm vị ngọt và sẽ giòn hơn.

Bước 3: Làm sữa chua nha đam

Bạn cho sữa đặc ra tô, thêm từ từ nước sôi ở 50 - 60 độ C vào và khuấy đều cho sữa hòa tan hết, không để sữa quá loãng. Bạn lần lượt cho sữa tươi rồi sữa chua vào khuấy đều và hỗn hợp thật sự hòa trộn với nhau. Sau đó mới cho nha đam đã sơ chế xong ở bước 2 vào trộn chung.

Bước 4: Ủ sữa chua nha đam

Bạn cho sữa chua nha đam vào từng hũ thủy tinh hoặc nhựa tùy bạn chuẩn bị, ủ sữa chua bằng nồi cơm điện:

Đặt các hũ sữa chua trong nồi cơm điện, sau đó đậy nắp và ủ khoảng 6-8 tiếng.

Sau thời gian đó, bạn kiểm tra thấy sữa chua đã đông và cho vào tủ lạnh bảo quản.

Thạch nha đam

Nguyên liệu làm thạch nha đam

  • 1kg lá nha đam tươi
  • Đá viên
  • Nước sạch
  • Đường phèn, lá dứa tùy ý
  • Rổ, thớt, nồi, dao, dụng cụ nấu bếp

Xua tan cái nóng đầu hè với 3 cách chế biến nha đam thành món ngon thanh nhiệt

Thạch nha đam

Cách làm thạch nha đam không bị đắng

Bước 1: Gọt sạch vỏ nha đam và cắt hạt lựu

Cắt đầu đuôi: Dùng dao cắt bỏ phần đầu và đuôi lá nha đam rồi đem rửa sạch bụi bẩn bên ngoài lá.

Gọt vỏ: Dùng dao gọt hết phần gai ở 2 bên cạnh lá rồi gọt sạch vỏ trên lưng lá theo chiều từ gốc đến ngọn. Úp phần lá nha đam lên thớt, để theo chiều ngọn lá quay vào lòng bàn tay. 

Đưa phần vỏ lá nha đam vào khe giữa của dao gọt. Tay phải cầm dao gọt trong khi tay trái cầm vỏ lá nha đam kéo ngược chiều nhau. 

Loại bỏ vỏ xanh: Dùng dao cắt, loại bỏ sạch những phần vỏ lá còn sót lại trên phần thịt. Nếu không loại hết sẽ khiến nha đam bị đắng.

Rửa sạch phần thịt: rửa miếng thạch nha đam vừa gọt sạch vỏ dưới nước sạch nhiều lần để loại bỏ hết nhớt và mủ.

Cắt hạt lựu: Phần thịt nha đam sau khi được rửa sạch, cho vào cắt thành hình hạt lựu với kích cỡ tùy thích và vừa ăn. Thông thường, bạn có thể cắt thạch nha đam thành các hạt nhỏ với kích cỡ từ 1-2 cm.

Bước 2: Rửa sạch thạch nha đam dưới vòi nước

Đây là công đoạn rất quan trọng, là cách làm thạch nha đam không bị đắng. Nếu nha đam còn nhớt, thì sẽ có vị đắng và có mùi hôi rất khó ăn. 

Ở bước này, thực hiện bằng cách cho thạch nha đam vào rổ và rửa liên tục dưới vòi nước sạch cho đến khi hạt nha đam vừa cắt không còn nhớt là được.

Chú ý: không nên sử dụng muối và chanh để rửa như nhiều người lầm tưởng vì nha đam sẽ dễ ngấm vị mặn và vị chua làm sản phẩm bị biến đổi mùi vị tự nhiên, kém hấp dẫn.

Bước 3: Chần nha đam - cách làm thạch nha đam không bị đắng

Cho vào nồi 1,5 lít nước sạch đun sôi rồi đổ nha đam đã cắt, rửa sạch sẽ vào nồi. Dùng muỗng khuấy đều, đợi khi nước sôi lại thì tắt bếp và đổ nha đam ra rổ cho ráo nước. 

Công đoạn chần thạch nha đam này giúp loại bỏ hoàn toàn hợp chất Aloin A và B có trong nha đam và cũng là cách làm nha đam không bị đắng.

Để có vị giòn hơn, các bạn có thể ngâm luôn thạch nha đam sau khi chần vào nước đá. 

Sử dụng thạch nha đam này ăn kèm với các món tráng miệng sẽ rất ngon và bổ dưỡng.

Chúc bạn thành công!

Bồ Đào (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Không nhất thiết quên đi người yêu cũ, nhưng bạn phải tiếp bước