Gợi ý thực đơn mâm cỗ mặn rằm tháng Giêng tươm tất ngon miệng, ăn không bị ngán

Bồ Đào 2023-02-02 14:00
- Năm nay, ngày rằm tháng Giêng rơi vào Chủ nhật (tức 5/2 dương lịch), rất phù hợp để các gia đình sửa soạn chu toàn mâm cúng.

Ngày rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, luôn có một vị trí quan trọng trong lòng người Việt. Từ bao đời nay, người Việt thường coi đây là dịp để bày tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên và nguyện cầu một năm mới bình an, may mắn. 

Năm nay, ngày rằm tháng Giêng rơi vào Chủ nhật (tức 5/2 dương lịch), rất phù hợp để các gia đình sửa soạn chu toàn mâm cúng. Mâm cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải linh đình mâm cao cỗ đầy. Thời đại nay đã đổi thay năm tháng, tuỳ từng điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, mâm cúng có thể đơn giản hay lạ miệng miễn là gia chủ thành tâm chuẩn bị, không nhất thiết phải đủ các món truyền thống xưa.

Dưới đây là gợi ý thực đơn mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng của Emdep, hy vọng bạn và gia đình sẽ cùng nhau chuẩn bị mâm cúng tươm tất, thơm ngon để dâng lên ông bà tổ tiên:

Bồ câu hầm hạt sen

Nguyên liệu:

  • 200g hạt sen (Bạn dùng hạt sen khô hay tươi đều được)
  • 1 con bồ câu
  • 30 gram nấm hương
  • 2 củ hành khô
  • Gia vị: Muối, hạt nêm, hạt tiêu, mì chính nước mắm, dầu ăn

 Gợi ý thực đơn mâm cỗ mặn rằm tháng Giêng tươm tất ngon miệng, ăn không bị ngán

Bồ câu hầm hạt sen

Cách làm: 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Trước tiên bạn ngâm nấm hương trong nước khoảng 10 phút cho nở rồi cắt cuống, rửa với nước cho sạch.

– Với hạt sen khô bạn chỉ cần rửa qua. Nếu dùng hạt sen khô bạn phải ngâm trong nước ấm để hạt sen nở mềm thì mới dùng được.

– Hành khô bạn lột vỏ,  băm nhỏ, để riêng trong bát.

Bước 2: Thực hiện thịt chim bồ câu

– Chim bồ câu sau khi xử lý sạch sẽ bạn chặt làm 4 miếng. Không nên chặt miếng nhỏ vì khi hầm chim bồ câu dễ bị nát. Với một số gia đình họ thích ăn nguyên con nên bạn có thể không chặt cũng được.

– Tiếp đó bạn chuẩn bị hỗn hợp gồm một bát rượu trắng + 1 nhánh gừng đập dập. Bạn cho chim bồ câu vào ngâm khoảng 3 phút rồi vớt ra rửa sạch lại với nước. Cách làm này giúp khử mùi hôi của chim bồ câu và khi hầm thịt sẽ có hương vị và màu sắc hấp dẫn.

– Sau khi để chim bồ câu ráo nước bạn chuyển sang công đoạn ướp gia vị.

– Gia vị ướp thịt chim gồm: hạt nêm, hạt tiêu, muối, nước mắm, mì chính. Bạn gia giảm gia vị cho vừa với khẩu vị của gia đình rồi trộn đều với thịt chim bồ câu. Ướp thịt từ 20 – 30 phút cho thấm rồi mới tiến hành nấu.

Bước 3: Tiến hành hầm chim

– Hạt sen sau khi ngâm bạn vớt ra, rửa sạch rồi để ráo.

– Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn. Dầu nóng bạn cho hành băm vào phi vàng.

– Tiếp đó bạn cho hạt sen vào xào với hành khô khoảng 2 phút. Khi hạt sen đã hơi thấm bạn cho tiêp thịt chim bồ câu vào, đảo đều để hạt sen và thịt không bị cháy.

– Khoảng 3 phút sau thịt chim săn lại bạn đổ nước lọc vào nôi. Lưu ý là lượng nước trên mặt thịt chút là được, không cần nhiều. Nước sôi, bạn hớt bọt để nước được trong, hạ nhỏ lửa và hầm trong 20 phút.

– Sau 20 phút, bạn nêm nếm lại gia vị, cho nấm hương vào nồi và tiếp tục hầm trong 40 phút.

– Đun trên bếp đến khi thịt chim bồ câu chín nhừ, nếm thấy vừa miệng thì bạn tắt bếp.

Gà nướng mật ong

Nguyên liệu: 

  • 1 con gà ta tươi ngon nặng 2kg (tùy theo dung tích nồi chiên để lựa chọn con gà phù hợp)
  • 2 muỗng canh mật ong nguyên chất
  • 1 muỗng canh dầu hào
  • 2 thìa cà phê ngũ vị hương
  • 1 thìa cà phê bột nêm
  • 1/2 thìa cà phê hạt tiêu xay
  • 2 thìa cà phê tỏi băm nhuyễn
  • 2 thìa cà phê hành khô băm nhuyễn
  • Một ít muối trắng, gừng và rượu trắng để khử mùi hôi, tanh của gà.

 Gợi ý thực đơn mâm cỗ mặn rằm tháng Giêng tươm tất ngon miệng, ăn không bị ngán

Gà nướng mật ong

Cách làm gà nướng mật ong:

Bước 1: Sơ chế gà

Gà mua về rửa qua bằng nước sạch, nhổ hết lông gà còn sót. Sau đó lấy muối trắng xát vào gà cùng một ít gừng, rượu trắng để khoảng 5 phút để khử mùi hôi, tanh. Sau đó, rửa sạch gà, rạch phần bụng gà ra làm đôi, để ráo.

Tiếp theo, bạn dùng dao nhọn xâm thịt gà để khi ướp gia vị sẽ ngấm nhanh và đều hơn, vị thịt sẽ đậm đà hơn.

Bước 2: Pha nước sốt và ướp gà

Cho tất cả các nguyên liệu vào bát nhỏ gồm: 2 thìa cà phê tỏi băm nhuyễn, 2 thìa cà phê hành khô, 2 thìa cà phê ngũ vị hương, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu xay, 1 thìa cà phê bột nêm, 1 muỗng canh dầu hào và 2 muỗng canh mật ong nguyên chất. Sau đó, dùng thìa trộn đều hết các gia vị lại với nhau để tạo thành hỗn hợp nước xốt sánh mịn.

Tiếp theo, lấy chổi quét dầu phết nước xốt lên toàn bộ con gà. Bạn phết đều phần bên ngoài gà trước, sau đó phết nước sốt vào bên trong bụng gà.

Sau khi cho nước xốt lên toàn bộ con gà xong, dùng bọc thực phẩm bọc kín gà vào, ướp 2 tiếng cho ngấm gia vị. Nếu có điều kiện thời gian, bạn có thể cho gà vào tủ lạnh và ướp qua đêm.

Bước 3: Nướng gà bằng nồi chiên không dầu

Khi gà đã ướp xong, bạn lấy gà ra và cho vào nồi chiên không dầu. Bạn để bụng gà lên mặt trên, thân gà để phía dưới tiếp xúc với giỏ chiên nha!

Tiếp theo, tiến hành cài đặt nhiệt độ và thời gian nướng gà. Lần đầu tiên nướng gà ở nhiệt độ 180 độ C trong 25 phút. Sau đó lật gà lên, phết phần nước xốt còn dư lên gà và nướng ở nhiệt độ 180 độ C với thời gian 15 phút. Khi nồi phát ra tiếng kêu “bíp bíp” là gà đã nướng xong.

Bước 4: Thưởng thức

Sau khi gà nướng xong, bạn nhẹ nhàng lấy gà ra đĩa.

Rau củ xào thập cẩm

Nguyên liệu: 

  • Bông cải trắng 1 cây
  • Bông cải xanh 1 cây
  • Bắp non 100 gr
  • Đậu hà lan 50 gr
  • Nấm hương tươi 100 gr
  • Ớt chuông 1 quả
  • Hành tây 1 củ
  • Cà rốt 1 củ
  • Rau cầu tàu 5 nhánh
  • Hành boa rô 5 nhánh
  • Dầu ăn 2 muỗng canh
  • Nước tương 1 muỗng canh
  • Dầu hào chay 1 muỗng canh
  • Hạt nêm chay 1/2 muỗng canh
  • Đường, muối
  • Hạt tiêu xay

 Gợi ý thực đơn mâm cỗ mặn rằm tháng Giêng tươm tất ngon miệng, ăn không bị ngán

Rau củ xào thập cẩm

Cách làm: 

Bông cải xanh và trắng cắt bỏ phần cuống cứng, cắt rời từng nhánh bông cải, rửa sạch, để ráo.

Bắp non bóc vỏ, làm sạch, cắt làm đôi theo chiều dọc. 

Đậu hà lan cắt bỏ 2 bên đầu, tước bỏ phần xơ 2 bên.

Cà rốt làm sạch, cắt thành từng lát mỏng vừa ăn.

Nấm hương làm sạch, cắt nấm thành 2 hoặc 3 phần đều nhau, tùy ý thích.

Ớt chuông bỏ phần lõi và hạt ớt, làm sạch, cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn.

Hành tây sau khi bóc vỏ, rửa sạch thì cũng cắt thành những miếng vuông nhỏ. 

Rau cầu cắt khúc dài khoảng chừng 1 đốt ngón tay. 

Hành boa rô rửa sạch, băm nhuyễn.

Cho một muỗng canh muối vào thau nước sạch.

Tiến hành cho hết tất cả phần rau củ đã cắt nhỏ trước đó vào thau nước muối và trộn đều lên.

Ngâm rau củ trong nước muối khoảng 5 phút. 

Sau đó vớt rau củ ra rổ, rửa sạch lại bằng nước rồi để ráo.

Luộc sơ rau củ xào thập cẩm

Cho nồi lên bếp, cho 1 lít nước lọc vào, cho thêm 1/2 muỗng canh muối và 1/4 muỗng canh đường. 

Dùng đũa đảo đều để cho gia vị hòa tan rồi đun với lửa lớn đến khi nước sôi.

Cho cà rốt vào luộc sơ trong khoảng 5 phút thì vớt hết ra, cho vào rổ. 

Cho bông cải xanh và trắng luộc sơ khoảng 3 phút. 

Cho nấm vào luộc trong khoảng 2 phút.

Còn bắp non, đậu hà lan thì cho vào nồi rồi vớt ra ngay.

Tất cả rau củ luộc sơ qua, vớt ra và để ráo.

Xào rau củ thập cẩm

Cho chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn, cho hành boa rô vào phi thơm, chuyển sang màu hơi vàng thì tắt bếp.

Tiếp đó làm nước sốt: cho 1/4 muỗng đường, 1/2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước tương và 1 muỗng dầu hào vào chảo và trộn đều các gia vị lại với nhau.

Sau cùng cho phần rau củ đã luộc sơ, ớt chuông và hành tây vào nước sốt và đảo đều lên để rau củ thấm đều gia vị.

Khi rau củ đã thấm đều nước gia vị thì bật lại bếp và đảo nhanh tay khoảng 2 phút.

Sau đó, cho rau cần và 1/2 muỗng tiêu xay vào xào chung. 

Trộn đều rau củ và nêm nếm gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp.

Nem rán

Nguyên liệu:

  • Thịt vai: 400g (nên chọn thịt sấn vai có cả mỡ)
  • Hành tây: 1 củ nhỏ
  • Giá đỗ: 150gr
  • Cà rốt: 1 củ nhỏ
  • Su hào: Nửa củ
  • 100g miến, vài cái nấm hương, mộc nhĩ
  • 2 quả trứng
  • Hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, mắm, gia vị
  • Vỏ bánh đa nem: 35 – 40 cái

 Gợi ý thực đơn mâm cỗ mặn rằm tháng Giêng tươm tất ngon miệng, ăn không bị ngán

Nem rán

Cách làm nem rán:

Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Thịt mua về rửa sạch, băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.

Các loại rau củ quả để làm nem như hành tây, cà rốt, su hào, hành lá, rau mùi, giá đỗ thái và băm thật nhỏ.

Cà rốt, su hào thái chỉ, sợi dài khoảng 3 -4 cm.

Ngâm miến trong nước ấm tầm 30 độ C khoảng 5 phút cho mềm rồi cắt ngắn.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, cắt bỏ phần rễ và chân nấm già, thái nhỏ.

- Thịt vai: 400g (nên chọn thịt sấn vai có cả mỡ)

- Hành tây: 1 củ nhỏ

- Giá đỗ: 150gr

- Cà rốt: 1 củ nhỏ

- Su hào: Nửa củ

- 100g miến, vài cái nấm hương, mộc nhĩ

- 2 quả trứng

- Hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, mắm, gia vị

- Vỏ bánh đa nem: 35 – 40 cái

Cách làm nem rán:

- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Thịt mua về rửa sạch, băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.

Các loại rau củ quả để làm nem như hành tây, cà rốt, su hào, hành lá, rau mùi, giá đỗ thái và băm thật nhỏ.

Cà rốt, su hào thái chỉ, sợi dài khoảng 3 -4 cm.

Ngâm miến trong nước ấm tầm 30 độ C khoảng 5 phút cho mềm rồi cắt ngắn.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, cắt bỏ phần rễ và chân nấm già, thái nhỏ.

Xúc một lượng nhân thịt nem đặt vào bánh đa, cuộn 1 vòng cho kín rồi gập hai đầu hai bên lại.

Cuộn tiếp vòng nữa cho đến hết chiếc bánh đa nem là được.

Lưu ý khi cuốn nem bạn nên cuốn tất cả các nem một lượng bằng nhau, cuộn chặt tay, để những chiếc nem được đều nhau và khi rán nem không bị vỡ vụn.

- Bước 4: Đun sôi dầu ăn đến lúc già, cho nem vào rán qua, khi ăn sẽ rán nem lại 1 lần nữa cho chín vàng đều là được.

Canh mọc

Nguyên liệu: 

  • Giò sống: 100g, bạn cũng có thể mua thịt nạc thăn về ướp gia vị rồi giã nhuyễn làm giò sống nhưng như thế sẽ mất thời gian hơn nhiều nhé.
  • Nấm rơm, mộc nhĩ: 150g.
  • Cà rốt: 1 củ.
  • Su hào: 1 củ.
  • Đậu cô ve: 100g.
  • Bắp ngọt: 1 trái.
  • Hành lá, rau mùi: 100g.
  • Hành khô, tỏi: 50g.
  • Nước dùng xương: 600ml, bạn có thể sử dụng nước hầm xương heo hay nước hầm xương gà đều ngon, tuy nhiên, nước hầm xương gà sẽ ít béo hơn nhé.
  • Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ.
  • Ớt sừng: 3 trái.
  • Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, ớt bột, dầu ăn.

 Gợi ý thực đơn mâm cỗ mặn rằm tháng Giêng tươm tất ngon miệng, ăn không bị ngán

Canh mọc 

Cách làm: 

Bước 1: Làm nấm hương, mộc nhĩ, nấm rơm

+ Nấm hương, mộc nhĩ, nấm rơm bạn ngâm nước cho nở mềm, cắt bỏ phần chân cứng rồi đem rửa sạch lại.

+ Thái và băm nhỏ.

+ Với mộc nhĩ, chúng ta cần ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh để 1 số độc tố trong nấm có thời gian hòa tan.

Bước 2: Làm mọc:

+ Thịt nạc vai rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào xay hoặc băm nhuyễn.

+ Sau đó bạn cho giò sống + thịt nạc vai + nấm hương + mộc nhĩ ra tô, thêm 1/2 cafe bột canh + 1/4 cafe tiêu. Trộn đều lên.

+ Cuối cùng bạn viên hỗn hợp thịt thành các viên mọc vừa ăn.

Bước 3: Làm nước dùng:

+ Đầu tiên bạn bắc 1 nồi nước lên bếp (áng chừng lượng nước đủ dùng) đun sôi rồi thả các viên mọc vào, đun cho đến khi mọc nổi lên là chín.

+ Sau đó bạn vớt ra bát để riêng.Trong thời gian đun mọc, bạn có thể chuẩn bị phần rau củ.

Bước 4: Làm rau củ:

+ Cà rốt, su hào, su su gọt vỏ, rửa sạch, bổ miếng vừa ăn.

+ Hành lá cắt rễ, nhặt và rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 5: Thành phẩm

+ Khi rau củ chín, bạn cho mọc vào đun cùng 1-2 phút.

+ Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm hành lá vào và tắt bếp.

Chúc bạn thành công!

Bồ Đào (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 thói quen xấu ngăn cản bạn tìm được người yêu