Những đất nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới 2015 (phần 2)
2015-07-25 06:58
- Các nước Bắc Âu, Nhật Bản, và Cộng hòa Czech là những nước có chênh lệch giàu nghèo ít, trong khi đó, Mỹ, Singapore và Hong Kong đứng đầu danh sách những quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới.
Tin liên quan
Tiếp nối danh sách những đất nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới 2015 có mặt trên trang Bloomberg News của Mỹ là các quốc gia ở Bắc Âu như Canada và Pháp.
13. Canada
Hệ số Gini: 32,6
GDP năm 2007 (tỉ USD): 1,329.9
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2,6
Giàu nhất 10%: 24,8
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 9.4
Thu nhập gia đình của những người thuộc nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất tăng trung bình 0,2% hàng năm kể từ giữa năm 1990 đến giữa những năm 2000, theo OECD. Con số này dù sao cũng tốt hơn so với con số - 0,2% trong sự mất cân bằng thu nhập ở Mỹ.
12. Pháp
Hệ số Gini: 32,7
GDP năm 2007 (tỉ USD): 2,589.8
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2.8
Giàu nhất 10%: 25,1
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 9.1
Pháp là một trong những nước đầu tiên nổi lên từ suy thoái kinh tế, với nền kinh tế tăng trưởng 0,3% trong quý II. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hồi tháng trước đã kêu gọi các nước để tính toán tình hình kinh tế không dựa trên GDP nhưng lại dựa vào các yếu tố khác như sự mất cân bằng trong tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thời gian giải trí, và tác động môi trường của ngành công nghiệp.
11. Bỉ
Hệ số Gini: 33,0
GDP năm 2007 (tỉ USD): 452,8
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 3.4
Giàu nhất 10%: 28,1
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 8.2
Ủy ban châu Âu tại Brussels tháng này chỉ trích chính phủ Bỉ, và cho rằng Bỉ là một trong 9 quốc gia EU vi phạm các quy tắc gọi cho thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP.
10. Thụy Sĩ
Hệ số Gini: 33,7
GDP năm 2007 (tỉ USD): 424,4
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2.9
Giàu nhất 10%: 25,9
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 9.0
Nền kinh tế Thụy Sĩ bị suy thoái do sụt giảm xuất khẩu và các ngân hàng ngân hàng yếu kém. Tỉ lệ thất nghiệp dù đang đang tăng, nhưng vẫn còn tương đối thấp, chỉ 3,9% trong tháng 9.
9. Ireland
Hệ số Gini: 34,3
GDP năm 2007 (tỉ USD): 259,0
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2.9
Giàu nhất 10%: 27,2
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 9.4
Công nhân của Ireland đang phải gánh chịu hệ quả nặng nề từ suy thoái kinh tế; tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt trong tháng 8 lên đến 12,5%. Đây là quốc gia tồi tệ thứ hai trong EU, chỉ sau Tây Ban Nha.
8. Úc
Hệ số Gini: 35,2
GDP năm 2007 (tỉ USD): 821,0
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2.0
Giàu nhất 10%: 25,4
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 12,5
Trong khi các nền kinh tế phát triển ở nơi khác rơi vào suy thoái, Australia là đất nước may mắn tiếp tục phát triển một phần nhờ vào nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc cho nguồn lực của đất nước. Trong tháng này, ngân hàng trung ương Úc tăng lãi suất, và khiến cho Úc trở thành người tiên phong trong các quốc gia thoát ra khỏi tình trạng nới lỏng tiền tệ.
7. Italy
Hệ số Gini: 36,0
GDP năm 2007 (tỉ USD): 2,101.6
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2.3
Giàu nhất 10%: 26,8
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 11,6
Hiện nay, Ý đang tập trung vào câu chuyện xung quanh Thủ tướng Silvio Berlusconi gây khốn cho nước này. Cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra vào một thời điểm mà nền kinh tế vẫn còn sa lầy trong suy thoái kinh tế, ngay cả khi các nước như Đức và Pháp đang tăng trưởng trở lại.
6. New Zealand
Hệ số Gini: 36,2
GDP năm 2007 (tỉ USD): 135,7
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2.2
Giàu nhất 10%: 27,8
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 12,5
Theo OECD, New Zealand đã có sự gia tăng lớn nhất trong sự bất bình đẳng giữa các quốc gia thành viên trong 2 thập kỷ bắt đầu từ giữa những năm 1980. Nền kinh tế của nước này nổi lên từ suy thoái trong quý thứ 2, nhưng với tốc độ tăng trưởng chỉ 0,1%, các ngân hàng trung ương có thể sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp cho đến khi vào năm 2010.
5. Bồ Đào Nha
Hệ số Gini: 38,5
GDP năm 2007 (tỉ USD): 222,8
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2.0
Giàu nhất 10%: 29,8
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 15,0
Trong khi Bồ Đào Nha nổi lên từ suy thoái trong quý thứ 2, tỉ lệ thất nghiệp của quốc gia này đứng đầu ở mức 9%. Các đảng Xã hội cầm quyền nắm quyền trong cuộc bầu cử tháng trước, nhưng bị mất ghế bên cánh tả.
4. Israel
Hệ số Gini: 39,2
GDP năm 2007 (tỉ USD): 164,0
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2.1
Giàu nhất 10%: 28,8
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 13,4
Đã hết thời Israel là một trong những xã hội bình đẳng nhất trên thế giới. Những người tiên phong trong Lao động phục quốc Do Thái đã xây dựng mô hình kinh tế “kibbutzim” cho người nhập cư Do Thái, nhưng các tập thể này đã rơi vào tình trạng khó khăn. Số lượng haredim (nhóm người bị ghét nhất ở Israel), siêu chính thống Do Thái, với những theo kinh Torah đang tăng hiện đang là các vấn đề khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
3. Mỹ
Hệ số Gini: 40,8
GDP năm 2007 (tỉ USD): 13,751.4
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 1.9
Giàu nhất 10%: 29,9
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 15,9
Tỉ trọng thu nhập trong thống kê phần trăm theo đầu người của Mỹ là 23,5% trong năm 2007, mức cao nhất kể từ năm 1928, theo Emmanuel Saez, một nhà kinh tế học Berkeley đã đoạt Huy chương John Bates Clark trong tháng 4. Thu nhập theo đầu người 0,01% đạt mức cao kỷ lục 6,04%. Và suy thoái kinh tế có thể làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng trong thu nhập.
2. Singapore
Hệ số Gini: 42,5
GDP năm 2007 (tỉ USD): 161,3
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 1.9
Giàu nhất 10%: 32,8
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 17,7
Singapore là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, và nó phải chịu nặng sau sự phá sản của Lehman Brothers vào năm ngoái. Tuy nhiên, gần đâ nền kinh tế của quốc đảo này đã tăng trở lại, với mức tăng trưởng GDP với tốc độ 14,9% hàng năm trong quý III so với quý trước.
1. Hong Kong
Hệ số Gini: 43,4
GDP năm 2007 (tỉ USD): 207,2
Phân chia thu nhập và chi tiêu (%):
Nghèo nhất 10%: 2.0
Giàu nhất 10%: 34,9
Tỉ lệ thu nhập hoặc chi tiêu, phân chia của top 10% - mức thấp nhất của 10%: 17,8
Nổi tiếng với hãng xe Rolls-Royces, bất động sản đắt tiền, và các cửa hàng sang trọng, khu vực hành chính đặc biệt của người Hong Kongcó rất nhiều người giàu có thích khoe sự giàu có của họ. Tuy nhiên, đất nước này cũng là một trong những quốc gia có nhiều nhà ở công cộng lớn nhất trên thế giới, với khoảng một nửa dân số sống trong các khu nhà ở do chính phủ hỗ trợ. Thành phố này không có mức lương tối thiểu, trừ những người giúp việc đến từ Philippines, Indonesia, và các nước khác.
Nguyễn Mai - Nguồn: BBN
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Noel Hà Nội đi đâu chơi cho đúng điệu?