3 dấu hiệu lớn cho biết bạn đã chọn sai nghề
2015-03-31 05:28
- Cuộc sống luôn thay đổi và đổi nghề, đổi phận cũng là chuyện dễ hiểu. Chính bạn là người quyết định cuộc đời mình. Nếu bạn không hài lòng với nó, bạn có thể thay đổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chọn sai nghề. Để giải quyết vấn đề, bạn không cần quan tâm nhiều đến “chuyện đã rồi” làm gì. Phương án dành cho bạn là xác minh chính xác dấu hiệu chọn sai việc của mình và suy nghĩ về việc chuyển đổi công việc.
Tin liên quan
Có nhiều người chọn ngành học và chọn việc là do sở thích nhất thời, sau đó chán nản và nghĩ rằng mình không hợp với nghề mình đã chọn. Có những người chọn việc theo định hướng nghề nghiệp do cha mẹ sắp đặt, sau đó lại có đam mê thực sự với nghề nghiệp đó. Cũng có những người không có quyền chọn nghề mà do hoàn cảnh “xô đẩy” nhưng với nỗ lực của họ, và may mắn biết nắm bắt cơ hội, họ đã thành công trong đường sự nghiệp. Nói tóm lại, cuộc sống luôn thay đổi, và đổi nghề, đổi phận cũng là chuyện dễ hiểu. Chính bạn là người quyết định cuộc đời mình. Nếu bạn không hài lòng với nó, bạn có thể thay đổi.
Về chuyện nghề nghiệp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn chọn sai nghề. Nhưng khi bạn phát hiện những biểu hiện bất thường, bạn không cần quan tâm nhiều đến “chuyện đã rồi” làm gì. Phương án dành cho bạn là xác minh chính xác dấu hiệu chọn sai việc của mình và suy nghĩ về việc chuyển đổi công việc. Dưới đây là 3 dấu hiệu rõ ràng nhất cho biện bạn đã chọn sai nghề và một vài phương án mà bạn nên tham khảo.
Dấu hiệu 1: Năng lượng cạn kiệt và chán nản
Nếu bạn làm việc với đam mê, những giờ phút tất bật với công việc có thể trôi đi rất nhanh và làm bạn cảm thấy sảng khoái như việc toát mồ hôi làm mát cơ thể sau khi tập thể dục xong. Ngược lại, nếu công việc chuyên môn hàng ngày là những giờ tra tấn dài, bạn sẽ rơi vào trạng thái đeo gông cùm và chỉ muốn tháo gỡ chúng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt.
Giải pháp: Bạn có chắc là mình luôn làm việc ở trạng thái chán nản và suy kiệt năng lượng suốt 8 tiếng/ngày? Nếu đây là sự thật, bạn cần tìm hiểu thực tế, liệu:
+ Khối lượng công việc của bạn có bị quá tải hay không?
+ Bạn có đang trong giai đoạn điều trị bệnh và uống thuốc gây mệt mỏi hay không?
+ Chuyên môn của bạn có phù hợp với công việc mà bạn đang làm hay không?
+ Bạn có gặp áp lực gì từ phía những người cùng làm, sếp hay gia đình?
+ Bạn có gặp áp lực gì về tài chính hay không?
+ Bạn có đang bị mắc bệnh trầm cảm?
+ Bạn có chế độ sinh hoạt hàng ngày lành mạnh hay không (bao gồm việc ngủ, nghỉ, thể thao, ăn uống, thư giãn tinh thần…)
Sau khi trả lời được những câu trả lời trên, bạn sẽ biết mình đã thực sự chọn đúng nghề hay không. Nếu bạn có đam mê cho một lĩnh vực khác, mà không phải công việc hiện tại, lời khuyên dành cho bạn là bạn nên chuyển đổi công việc.
Dấu hiệu 2: Thờ ơ
Thờ ơ trái nghĩa với sự có trách nhiệm và đồng nghĩa với sự thiếu trách nhiệm. Sự thờ ơ với công việc không khó để nhận ra. Kết quả của công việc có thể đánh giá phần nào trách nhiệm của bạn cho công việc. Nếu bạn có đam mê và trách nhiệm với việc mình làm, bạn sẽ phải cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất với sự nhanh nhạy, chính xác, tính sáng tạo cao, tính kịp thời, tính hiệu quả…. Ngược lại, nếu bạn thờ ơ với công việc, bạn sẽ “tặc lưỡi” nghĩ rằng “làm vậy thôi” hay “làm thế là được rồi”. Nếu bạn ở trong tình trạng thờ ơ này dài, sớm muốn gì bạn cũng sẽ bị đào thải ra những môi trường làm việc chuyên nghiệp một cách chủ động hay bị động. Nhiều người ở trong tình huống này còn tự cho rằng “Mình không hợp với công việc này” hoặc “Môi trường làm việc không tốt để mình ở lại”.
Giải pháp: Điều bạn cần làm lúc này là phân tích các yếu tố bên ngoài của môi trường làm việc và yếu tố cá nhân để đánh giá mức phù hợp của mình với công việc và độ hài lòng với công việc của mình. Nếu bạn không hài lòng với công việc của mình do yếu tố môi trường, bạn nên chuyển việc. Nếu bạn không hài lòng với công việc, đồng lương hiện tại do yếu tố bản thân, bạn nên điều chỉnh mình trước khi đổ lỗi rằng công việc kia không thích hợp với mình.
Dấu hiệu 3: Ghen tỵ với người khác
Những người thất bại thường hay ghen tỵ với người khác và cho rằng mình thiếu may mắn hơn họ. Thực tế cho thấy rằng, những người kém cỏi và ngạo mạn mới hay ganh ghen với thành công của người khác. Nếu bạn “giỏi” thực sự thì đừng suy nghĩ theo kiểu thấy nhà khác cao hơn nhà mình mà chỉ muốn đạp đổ, chứ không chịu xây cao bằng nhà của họ. Trong công việc, nếu bạn lúc nào cũng thấy công việc của mình không tốt bằng người khác, bạn luôn nghĩ rằng đó là do tính chất công việc. Bạn không sai khi đưa ra lập luận này và bạn hoàn toàn có thể thay đổi công việc của mình. Tuy nhiên, điều đó còn tùy thuộc vào khả năng của bạn để chuyển đổi một công việc mới tốt bằng những người khác. Sau đó, bạn sẽ không phải ghen tỵ với họ thêm nữa.
Giải pháp: Bạn không nên ghen tỵ với người khác. Hãy coi sự thành công của những người khác là bài học và nỗ lực để thành công trong công việc và sự nghiệp của mình.
Nguyễn Mai – Nguồn: Forbes
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Chuyện ấm tình người ở Đà Nẵng trước khi bão Noru đổ bộ