Tâm sự trào nước mắt của nàng dâu trưởng, bầu 7 tháng vẫn đi lại 180km về làm đám giỗ nhà chồng, đọc xong ai cũng nghẹn lòng

Quỳnh Trang 2021-03-26 11:00
- Với các nàng dâu, những dịp giỗ, Tết nhà chồng quả là trải nghiệm đáng nhớ đối với họ.

Với bất cứ nàng dâu nào, đặc biệt là những nàng dâu lấy chồng xa, những dịp giỗ, Tết nhà chồng quả là trải nghiệm đáng nhớ đối với họ. Nàng dâu vừa phải di chuyển quãng đường xa, về đến nhà chưa kịp nghỉ ngơi đã phải lao vào chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp....Cứ năm này qua năm khác, mọi thứ lặp lại như một điệp khúc. Đặc biệt, đối với những nàng dâu trưởng, trách nhiệm của họ lại cao hơn bao giờ hết, việc vắng mặt tại các dịp giỗ, Tết nhà chồng gần như là không thể.

Dâu trưởng bầu 7 tháng vẫn lo đám giỗ nhà chồng từ A-Z

Mới đây, trong một hội nhóm chuyên tâm sự chuyện của chị em phụ nữ, một người dùng tên P.L đã chia sẻ tâm sự trào nước mắt của một nàng dâu. Được biết, nàng dâu này năm nay 29 tuổi, đã lấy chồng được 2 năm. Gia đình chồng là trưởng họ nên ngay từ khi mới làm dâu, cô đã được mẹ chồng giao nhiệm vụ, trọng trách rõ ràng. "Một năm có 7-8 cái giỗ thôi, con liệu mà làm, miễn sao đừng để bố mẹ mất mặt."

Vợ chồng cô sống xa quê 90km nhưng chưa có một đám giỗ nào họ được phép vắng mặt. Cô cũng đi làm công ăn lương, việc xin nghỉ nhiều ảnh hưởng nhiều đến công việc. Năm nay, nàng dâu đang mang bầu 6 tháng nên người mệt mỏi, nặng nề. Chồng cô không muốn vợ về dự đám giỗ nhưng mẹ chồng vẫn ép cô phải về quê.

Tâm sự trào nước mắt của nàng dâu trưởng, bầu 7 tháng vẫn đi lại 180km về làm đám giỗ nhà chồng, đọc xong ai cũng nghẹn lòng

(Ảnh Her)

Cả đám giỗ, hầu như chỉ có một mình nàng dâu lo từ đầu đến cuối. Nhìn cảnh nàng dâu bụng mang dạ chửa mà vẫn phải rửa 'núi' mâm bát, ai cũng xót xa. Đã thế, khi chồng của cô chạy lại muốn phụ việc thì mấy bà cô bên chồng lại không cho phép và nói rằng đó là việc của đàn bà.

Trích tâm sự của nàng dâu này:

"Tôi năm nay 29 tuổi, lấy chồng đã được gần 2 năm. Gia đình chồng tôi là trưởng họ Lý, chồng tôi cũng là con trưởng trong nhà nên ngay từ những ngày đầu về làm dâu, tôi đã được mẹ chồng giao cho trọng trách rõ ràng.
Bà nói: “Nhà mình là trưởng họ, con lại là dâu trưởng nên phải biết làm gương, cư xử cho đúng mực. Cả năm nhà mới có 7 - 8 cái giỗ thôi, cũng không nhiều nhặn gì, con liệu mà làm miễn sao đừng để bố mẹ mất mặt".
Tôi và chồng hiện đều sinh sống và làm việc trên thành phố, nơi cách quê chồng 80 - 90 km, thế nhưng chưa từng có một cái giỗ hay đám xá, lễ lạt nào mà vợ chồng tôi được phép vắng mặt. Mỗi lần như thế tôi đều phải xin nghỉ làm vô cùng bất tiện, nghỉ nhiều quá mà đến giờ nhìn mặt sếp vẫn còn thấy áy náy.

Nay tôi bầu bé đầu tiên đã được 6 tháng, trong suốt thời gian bị ốm nghén vô cùng mệt mỏi, vợ chồng tôi vẫn đi quãng đường gần trăm cây số để có mặt ở nhà không sót dịp lễ lạt hay đám giỗ nào. Thương tôi, chồng bảo tôi khỏi về cũng được, nhưng mẹ anh thì vẫn gọi điện lên bắt tôi phải về.

Vợ chồng tôi bắt xe về quê vào tối thứ 6 thì sáng thứ 7 tôi đã dậy từ tinh mơ để cùng mẹ chồng đi chợ mua đồ về nấu cỗ. Về đến nhà thì bà giao hết việc nấu nướng lại cho tôi. Vì phải chuẩn bị cả chục mâm cỗ nên tôi không kịp nghỉ ngơi mà phải lao vào làm luôn. Đến khoảng 8h sáng thì mới có 2 cô em bên nhà chú sang phụ. Cả hai chỉ kịp nhặt xong đống rau rồi xin phép tôi là phải đi trông con nhỏ. Cuối cùng chỉ còn một mình tôi làm, vậy mà họ hàng nhà chồng và bố mẹ chồng cứ như không nhìn thấy.

Tâm sự trào nước mắt của nàng dâu trưởng, bầu 7 tháng vẫn đi lại 180km về làm đám giỗ nhà chồng, đọc xong ai cũng nghẹn lòng

(Ảnh chụp màn hình)

Đến tầm 12h trưa thì cỗ xong, cũng là lúc họ hàng tới đông đủ. Tôi lúc này đã mệt lắm rồi, chỉ muốn đi nằm nhưng sợ như vậy là thất lễ nên cũng cố ngồi vào mâm, quơ đũa ăn vài miếng, chờ mọi người ăn xong còn dọn nốt. Thế nhưng đợi mãi, mâm các chú các bác thì vừa ăn vừa rượu chè ê a, mâm các bà các em thì còn mải tâm sự chuyện nọ chuyện kia.

Đến khi mọi người ăn xong, người thì có việc xin về sớm, còn lại tất cả mọi người đều kéo lên phòng khách để ngồi nói chuyện, chỉ còn mình tôi dọn dẹp. Mẹ chồng lúc ấy chỉ tay ra đống bát đũa nằm chỏng chơ ngoài giếng, kêu tôi đội nón ra rửa. Trời thì nắng chang chang, tôi dù mệt vẫn phải cố làm theo ý mẹ, trong lòng lúc đó uất ức đến mức muốn bật khóc.

Chồng thương vợ nên cũng ra phụ giúp, thấy vậy các cô, các thím với mấy đứa em cũng tức tốc chạy ra phụ rồi đuổi chồng tôi lên nhà ngồi. Rửa nháo nhào mỗi người một ít rồi đứng lên dần hết, đến cuối thì vẫn chỉ mình tôi làm.

Có thím còn bảo ngày xưa các cụ bầu đến giờ đẻ rồi còn cố mà gặt nốt ruộng lúa, rồi đổ nốt chum nước đến khi vỡ ối mới chịu ngừng, vợ chồng mày là trưởng sau này của cải về hết chúng mày, làm có tí thôi mà cũng phải nhăn nhó.

Tôi nói thật là tôi xin kiếu, nếu có kiếp sau tôi thề không bao giờ lấy chồng là con trưởng nữa."

Dòng tâm sự của nàng dâu này đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ của chị em phụ nữ. Ai cũng cho rằng những đám giỗ nhà chồng quả là trải nghiệm khó quên của bất cứ nàng dâu nào. Trong các đám giỗ, việc chị em phụ nữ phải lui cui lo bếp núc, còn cánh đàn ông chỉ ăn và uống rượu là hình ảnh thường thấy. Nhưng đây dường như đã là cái lệ. Ở một số vùng quê, cái lệ này không dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều. 

Tâm sự trào nước mắt của nàng dâu trưởng, bầu 7 tháng vẫn đi lại 180km về làm đám giỗ nhà chồng, đọc xong ai cũng nghẹn lòng

(Ảnh chụp màn hình)

"Phụ nữ khổ trăm bề, bạn cố gắng nhé", người dùng Nguyễn Hoa viết.

"Dâu nào cũng vậy bạn à', người dùng Vân Nguyễn bình luận.
4 cách ứng xử khôn khéo khiến mẹ chồng thương con dâu hơn con gái
"Nhập gia tùy tục"
Ngay khi bước chân về nhà chồng, nguyên tắc đầu tiên cần hiểu chính là việc “nhập gia tùy tục”. Người con dâu thông minh, khéo nên nên biết tìm hiểu về phong tục, nền nếp cũng như văn hóa của gia đình chồng.
Có những vấn đề mà khi ở nhà mẹ đẻ sẽ không còn phù hợp để con dâu áp dụng sang nhà chồng, vì vậy hãy trở thành người con dâu tinh tế và biết cách uyển chuyển thay đổi mình. Việc nhanh chóng hòa nhập giữa con dâu với gia đình chồng sẽ giúp cho mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu được cải thiện đáng kể.

Chủ động làm mọi việc trong gia đình
Tương tự như việc nhập gia tùy tục, con dâu hãy chủ động tham gia vào các công việc chăm sóc nhà cửa. Có thể lúc đầu còn bỡ ngỡ nhưng hãy chăm chỉ, chủ động và năng nổ phụ giúp mẹ chồng làm mọi việc. Bạn sẽ được mẹ chồng dạy dỗ, chỉ bảo để dần làm tốt hơn, qua đó giành được tình cảm yêu quý của tất cả mọi người trong nhà.

Tâm sự trào nước mắt của nàng dâu trưởng, bầu 7 tháng vẫn đi lại 180km về làm đám giỗ nhà chồng, đọc xong ai cũng nghẹn lòng


Đặc biệt, bạn không nên so đo công việc với chồng bạn vì mẹ chồng sẽ không vui khi nghe điều đó, trái lại hãy luôn thông cảm cho công việc và hỗ trợ chồng. Làm được việc đó, mẹ chồng sẽ luôn yêu quý nàng dâu giống như yêu thương con trai của bà vậy.

Tâm sự với mẹ chồng

Tâm sự với mẹ chồng là một trong những việc làm thể hiện tình cảm của nàng dâu với mẹ chồng. Việc nói chuyện, trao đổi mọi thứ với mẹ chồng là cách giúp cho mối quan hệ của đôi bên thêm gắn bó, hiểu nhau hơn. Hãy luôn để mẹ chồng thấy rằng bạn là người con dâu biết cách chăm sóc chồng con, vun vén gia đình.
Bên cạnh đó, nếu có thể đừng quên tặng mẹ chồng những món quà nhân dịp đặc biệt sẽ khiến bà cảm thấy hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm đúng lúc.
An Chi
  

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 bí quyết vàng giúp nàng mèo lười giảm mỡ bụng, mỡ đùi mà chẳng cần tập luyện vất vả