Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, mẹ Việt cần lưu ý gì?
Tin liên quan
Vì sao giai đoạn 1 tuổi cần chuyển chế độ ăn dặm?
Đối với trẻ nhỏ, thông thường tập ăn dặm bắt đầu ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi, giai đoạn ăn dặm cũng sẽ tiếp tục duy trì cho đến khi bé được khoảng 8-9 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể nấu cháo xay nhuyễn hoặc cháo xay vỡ cho trẻ.
Tuy nhiên, khi bé bước sang giai đoạn 1 tuổi, cha mẹ có thể cho bé chuyển sang chế độ ăn cháo nguyên hạt thực sự. Bởi trẻ ở giai đoạn này, bé đã mọc tương đối đầy đủ răng cửa ở cả hàm trên và hàm dưới, do vậy, lúc này khả năng nhai và nghiền thức ăn của bé có thể được thực hiện tốt.
Khi bé bước sang giai đoạn 1 tuổi, cha mẹ có thể cho bé chuyển sang chế độ ăn cháo nguyên hạt thực sự. Ảnh minh họa
Ở giai đoạn này, bé vẫn đang tiếp tục hành trình mọc răng, do vậy bé có thể rất ngứa lợi và khó chịu. Bé sẽ thích thú khi được nhai, nghiền thức ăn trong miệng. Điều này sẽ có lợi khi trẻ vừa được hoàn thiện kỹ năng nhai, vừa cảm nhận được vị đậm đà của các món thức ăn do mẹ cầu kỳ chế biến cho bé.
Mặt khác, ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé cũng tương đối hoàn thiện, do vậy thức ăn thô như cháo hạt và rau củ được hấp, luộc kỹ có thể chấp nhận được.
Có con trai 1 tuổi đang ở giai đoạn chập chững biết đi, chị Lan Anh (ở Hà Nội) chia sẻ những khó khăn khi cho con dặm. Theo đó, ở giai đoạn này, con trai chị thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như ốm sốt, tiêu chảy do ở giai đoạn mọc răng, cũng chính vì vậy quá trình chăm sóc bé cũng khó khăn hơn.
“Nhiều tháng trở lại đây con mình không tăng cân nào, mỗi lần mọc răng lại sốt khoảng 3 ngày, sau đó lại bị tiêu chảy nên triền miên ở trong tình trạng “dậm chân tại chỗ”. Bé lại khá khó tính trong vấn đề ăn uống nên việc chọn cho bé món ăn phù hợp cũng không dễ dàng gì”, chị Lan Anh chia sẻ.
Tuy nhiên, theo chị Lan Anh, từ khi chuyển sang giai đoạn ăn cháo hạt, con trai chị tỏ ra thất thích thú so với giai đoạn ăn bột mịn hoặc cháo xay nhuyễn. “Mình thường ninh một nồi cháo trắng cho cả ngày, sau đó mỗi bữa ăn của con mình pha chế thêm một trong những nguyên liệu như thịt, cá, tôm hoặc trứng… cùng rau hoặc củ bổ sung vitamin. Với cách này, món cháo của con sẽ thơm ngon hơn và có thể thay đổi các món ăn mỗi bữa trong ngày bé sẽ không bị chán. Hy vọng sang giai đoạn này trọng lượng của con sẽ được cải thiện”, chị Lan Anh tâm sự.
Giai đoạn 1 tuổi mẹ có thể tập cho bé ăn thô, thói quen dùng thìa dĩa trong bữa ăn. Ảnh: Minh Hà
Chia sẻ về vấn đề này, chị Hằng (ở khu đô thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội) cũng cho biết, khi con gái chị bước sang giai đoạn 1 tuổi, chị cũng cho con gái ăn những món ăn thô nhiều hơn như cháo hạt, rau hấp hoặc luộc. Thức ăn như thịt cá, chị cũng hấp hoặc chiên miếng nhỏ để con ăn chứ không xay nhuyễn.
Chị Hằng cũng cho biết, ở giai đoạn này, chị cũng thường xuyên cho con được quyền bốc thức ăn theo sở thích hoặc tập cho bé thói quen dùng thìa dĩa.
“Bé có vẻ thích thú với cách ăn uống này thay vì cưỡng ép con ăn bằng được như cách truyền thống nhiều mẹ Việt hay áp dụng. Mặc dù con mình thường xuyên không ăn hết khẩu phần ăn theo quy định, nhưng cách để cho con thoải mái, theo mình là lựa chọn tốt cho trẻ ở giai đoạn này”, chị Hằng chia sẻ.
Những lưu ý cho mẹ Việt về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Với cách truyền thống, mẹ Việt thường kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt hoặc cá tôm… cùng rau củ quả nấu cùng bộ, cháo cho trẻ nhằm đảm bảo cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tốt nhất.
Ngoài các món ăn hàng ngày, trẻ cần được bổ sung sữa mẹ/sữa công thức/sữa tươi, sữa chua, phô mai,... (Ảnh: Minh Hà)
Tuy nhiên, thời nay nhiều “bà mẹ bỉm sữa” thường áp dụng nhiều phương pháp dinh dưỡng khác nhau cho con như phương pháp chăm sóc của Nhật, của Đức, của Pháp… tùy theo sở trường của từng bé.
Với những phương pháp tiên tiến này, trẻ có quyền được lựa chọn những món ăn yêu thích mà vẫn đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để phát triển về thể chất, trẻ lại hoàn toàn thoải mái về tâm lý, mẹ cũng đỡ đi phần nào áp lực trong hành trình chăm con.
...và hoa quả các loại để đảm bảo dinh dưỡng và tăng sức đề kháng. Ảnh: Minh Hà
Mặc dù nhiều mẹ Việt đã rất cố gắng và khéo léo trong quá trình chăm sóc con cái, tuy nhiên, mẹ hãy tham khảo những lưu ý sau để mang lại cho bé một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo và tốt nhất:
- Thực phẩm cho bé cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: Nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
- Gạo nấu cháo cho trẻ không nên vo quá kỹ sẽ làm mất đi vitamin B1 nằm trong lớp cám gạo bên ngoài.
- Khi nấu cháo cho trẻ không nên pha thêm gạo nếp hoặc bất cứ loại ngũ cốc nào khác như đậu đỗ, lạc…
- Nêm gia vị nhạt hơn khẩu vị của người lớn, thậm chí không cần nêm gia vị trong món ăn của bé.
- Rau xanh cho trẻ nên dùng phần lá mềm, không nên sử dụng phần cuống sơ cứng trẻ khó nhai nuốt và quá trình tiêu hóa.
- Mẹ đừng quên thêm một thìa café dầu ăn như dầu gấc, dầu ô lưu… vào món ăn cho trẻ khi đã chín.
- Ngoài các món ăn hàng ngày, trẻ cần được bổ sung sữa mẹ/sữa công thức/sữa tươi, sữa chua, phô mai, hoa quả… để đảm bảo dinh dưỡng và tăng sức đề kháng.
Gợi ý thực đơn hàng ngày cho trẻ từ 1-2 tuổi:
Minh Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất