9 cách phòng tránh dị tật thai nhi mẹ đừng bỏ qua
2015-04-24 19:18
- (Em đẹp) - Dị tật thai nhi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân cả trước và trong quá trình mang thai như dinh dưỡng, hóa chất và các vấn đề tâm lý.
Tin liên quan
Để phòng tránh dị tật thai nhi hiệu quả, dưới đây là 9 cách mẹ nên và có thể dễ dàng làm được:
1. Uống đủ 400 mcg axit folic mỗi ngày
Axit folic là một dạng vitamin B. Nếu phụ nữ uống đủ lượng axit này mỗi ngày (400 mcg) ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và khi mang thai, chúng sẽ giúp phòng ngừa dị tật ở thai nhi hiệu quả, đặc biệt là dị tật bẩm sinh ở não và cột sống (thiếu não và nứt đốt sống).
Bên cạnh việc uống viên axit folic, mẹ bầu có thể bổ sung chất này từ thực phẩm giàu axit folic trong các thức ăn hàng ngày như các loại rau xanh lá thẫm (rau bina, cải xoăn, xà lách,...), măng tây, súp lơ xanh, các loại quả họ nhà cam, các loại đỗ, quả bơ, đậu bắp, giá đỗ, các loại hạt, lơ trắng, củ dền, ngô, cần tây, cà rốt và bí đỏ.
2. Tránh uống các chất có cồn trong suốt thời kỳ mang thai
Để phòng tránh dị tật thai nhi, phụ nữ có thai không nên uống các chất kích thích có cồn bởi thai nhi có thể hấp thụ chất cồn từ người mẹ qua dây rốn. Tất cả các loại nước uống có cồn đều không tốt cho thai nhi bao gồm cả rượu vang và bia. Cụ thể, nếu người mẹ uống nhiều chất có cồn khi mang thai sẽ dễ bị sẩy thai, thai có dị tật về thể chất (trên da, thịt), khuyết tật về hành vi và trí tuệ vĩnh viễn. Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là bạn nên tránh uống rượu bia nếu bạn có kế hoạch chuẩn bị mang thai hoặc đang cố gắng để có thai.
3. Tránh hút thuốc lá
Cũng giống như việc uống rượu, hút thuốc lá rất không tốt cho thai nhi. Hiểm họa từ việc hút thuốc lá của người mẹ gây cho con bao gồm dị tật sứt môi, hở hàm ếch và thậm chí là tử vong. Ngoài ra, đứa trẻ có thể bị nhẹ cân, sinh non và các dị tật bẩm sinh khác trên cơ thể.
Bỏ thuốc lá trước khi mang thai là biện pháp kịp thời để ngăn ngừa dị tật thai nhi. Đối với những phụ nữ đã hút thuốc lá trước đó, họ cần bỏ thuốc nhanh nhất có thể để bảo vệ thai nhi khỏi những ảnh hưởng nguy hiểm trên.
4. Đề phòng lây nhiễm bệnh từ bên ngoài
Có rất nhiều các bệnh lây nhiễm từ vi trùng và vi khuẩn có thể truyền từ mẹ cho con ngay từ trong bào thai và gây ra dị tật bẩm sinh. Để phòng ngừa tối đa sự lây nhiễm này, phụ nữ có thai nên tuân thủ các bước vệ sinh cá nhân và tiệt trùng đồ ăn, vật dụng đúng cách, ví dụ như rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, ăn thịt đã nấu chín, uống nước sôi và không ăn đồ cũ để qua đêm.
5. Tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh
Việc tiêm phòng vắc-xin định kỳ khi mang thai là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa dị tật thai nhi. Mỗi loại vắc xin có một công dụng phòng ngừa bệnh tật riêng, nhưng nhìn chung chúng đều giảm thiểu nguy cơ bị dị tật thai nhi. Đồng thời, vắc-xin giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ để mẹ không lây truyền bệnh cho con. Bạn cũng nên chú ý đến việc tiêm phòng vắc-xin đúng thời điểm và không để bỏ sót bất cứ mũi tiêm quan trọng nào.
6. Cẩn trọng khi dùng thuốc trong suốt thời kỳ mang thai
Phụ nữ có thai phải đặc biệt chú ý đến việc sử dụng thuốc và hạn chế uống thuốc bởi hầu hết các loại thuốc đều đi kèm với tác dụng phụ không mong muốn. Để chắc chắn, bạn cần phải uống thuốc có sự chỉ định của bác sĩ, uống thuốc kê theo đơn và chú ý đến hạn dùng cũng như nguồn gốc của các loại thuốc trước khi dùng (kể cả uống và bôi ngoài da như các loại hóa mỹ phẩm).
7. Duy trì cân nặng thích hợp
Vấn đề cân nặng thích hợp ở đây là cả mẹ và thai nhi đều có cân nặng hợp lý để phát triển khỏe mạnh – không bị thiếu cân và không bị thừa cân. Việc người mẹ bị béo phì có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh và thừa cân ngay từ khi chưa sinh. Tiếp đó, việc trẻ thừa cân quá mức có thể khiến việc sinh con của mẹ trở nên khó khăn hơn, dù là đẻ mổ hay đẻ thường.
8. Phòng ngừa bệnh tiểu đường trong suốt thời kỳ mang thai
Bệnh tiểu đường không loại trừ những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nếu bạn bị mắc căn bệnh này, bạn cần phải kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và con. Cụ thể, bệnh tiểu đường được cho là có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người mẹ và di truyền bệnh cho con, như bệnh tim, tai biến mạch máu não, suy thận…
9. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Cuối cùng, để phòng tránh dị tật thai nhi hiệu quả, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng dù không có vấn đề bất thường nào xảy ra. Việc đi khám thai đều đặn sẽ giúp bạn theo dõi chi tiết quá trình phát triển của thai nhi. Trong trường hợp có dị tật thai nhi, bạn cũng sẽ chủ động giải quyết tình hình, tùy thuộc vào mức độ dị tật.
Nguyễn Mai – Nguồn: AP và CDC
(Theo Congluan.vn)
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Nhan sắc 'tứ tiểu hoa đán' thế hệ genz: Quan Hiểu Đồng vẫn là 'quốc dân khuê nữ', Trương Tử Phong được khen là 'Châu Tấn thứ 2'