Từ tư vấn ‘ngành học vô dụng’ đến chỉ cách đào mỏ trên Tinder, những kẻ ‘loser’ lên mạng ‘ngáo’ quyền lực?

I Am NGA 2023-03-31 08:15
- Ở cái thời đại mà ai cũng có thể lên mạng rao giảng bí kíp, trình bày quan điểm, không ít Tiktoker, YouTuber đang bị “ngáo” quyền lực khi được tung hô một cách lệch lạc.

Khi thời đại của mạng xã hội và các nền tảng giải trí nhanh lên ngôi, ai cũng có thể trở thành KOL có hàng trăm nghìn đến hàng triệu người theo dõi, độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng ngang ngửa các celeb. Có lẽ cũng vì “hào quang rực rỡ” mà thế giới ảo mang lại, không ít Tiktoker, YouTuber bị “ngáo” quyền lực, tưởng mình là chuyên gia, “trên tinh thiên văn, dưới tường địa lý”, có thể tư vấn về đủ lĩnh vực trên đời.

Ngoài đời là loser, lên mạng chém gió thì được tung hô?

Trong vòng vài tháng trở lại đây, cộng đồng mạng liên tục phải bất ngờ, ngỡ ngàng và sôi máu với những content rác, từ Tiktoker xúc phạm người vô gia cư đến Tiktoker hướng nghiệp chê ngành học vô dụng và mới đây là video cô gái tên K. chia sẻ bí kíp bòn tiền trai trên Tinder. Những nội dung nhảm và gây tranh cãi này đã trở lên viral khắp các mạng xã hội, lên cả các mặt báo và kéo theo nhiều chuyên gia phải lên tiếng.

Từ tư vấn ‘ngành học vô dụng’ đến chỉ cách đào mỏ trên Tinder, những kẻ ‘loser’ lên mạng ‘ngáo’ quyền lực?

Dù bị dư luận chỉ trích nhưng nhiều Tiktoker vẫn ngang nhiên tiếp tục đăng tải những clip giật gân, gây sốc, câu view, câu like. Trong đó phải kể đến “Tiktoker hướng nghiệp” có tên H. với kênh Tiktok hơn 335k lượt người theo dõi. Nội dung của Tiktoker này chỉ xoay quanh việc cổ xúy cho quan điểm “học đại học vô dụng”. Trong khi đó, những luận điểm của H. đều dựa trên “cảm nhận cá nhân”, do “quan sát từ bạn bè xung quanh”, chứ không hề dựa trên số liệu của một cuộc điều tra nghiên cứu nào, cũng không hề đưa ra một nguồn tham khảo đáng tin cận nào.

Khi vào kênh của YouTuber tên K, cộng đồng mạng tiếp tục ngã ngửa với những nội dung mà cô chia sẻ như: Mình không sinh ra để đi làm!!! Bạn cũng thế, Mình bịa CV để đi xin việc thế nào, Mình leo lên vị trí này từ đâu. Trong những video của mình, K. cũng không ngại “sống thật” khi thừa nhận bản thân lười biếng, không muốn đi làm, gian dối, lươn lẹo. Tuy nhiên, tất cả quá khứ “lẫy lừng” đó đều được K. kể lại bằng giọng điệu vô cùng tự hào, tự nhận mình thông minh, tài giỏi.

Từ tư vấn ‘ngành học vô dụng’ đến chỉ cách đào mỏ trên Tinder, những kẻ ‘loser’ lên mạng ‘ngáo’ quyền lực?

Mạng ảo nhưng khả năng đầu độc giới trẻ từ những content bẩn là thật

Dù bị coi là những nội dung xàm, nhảm nhí nhưng những clip “hướng nghiệp” của những Tiktoker đã làm “náo loạn” cõi mạng, khiến nhiều bạn trẻ đến các bậc phụ huynh hoang mang, thậm chí đại diện nhiều trường đại học phải lên tiếng. Nhiều em ở nhà cãi cha cãi mẹ “chem chẻm” nhưng lại tin sái cổ một Tiktoker nào đó trên mạng, rồi lo lắng, hoang mang với lựa chọn của mình.

Video dạy cách bòn tiền trai trên Tinder của “thánh nữ đào mỏ” cũng khiến nhiều người lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn trẻ, khi cô này đang truyền bá tư tưởng độc hại “không làm mà muốn có ăn”. Tuy nhiên, bên cạnh những bình luận chỉ trích, vẫn có không ít cô gái trẻ ngưỡng mộ và tung hô khiến nhiều người bất bình. Có thể, đó là những người có cùng hệ tư tưởng ăn bám gặp nhau, không muốn làm mà vẫn muốn có ăn, muốn được bao nuôi nên tung hô và muốn “học hỏi” từ K.

Từ tư vấn ‘ngành học vô dụng’ đến chỉ cách đào mỏ trên Tinder, những kẻ ‘loser’ lên mạng ‘ngáo’ quyền lực?

Việc nhiều người chia sẻ video về cô gái đào mỏ nhằm mục đích cảnh báo và tẩy chay nhưng lại vô tình tăng lượt view cho video, khiến nữ Youtuber trở thành tâm điểm chú ý. Trước đó, kênh của K chỉ vỏn vẹn hơn 1.5K người đăng ký, mỗi video chỉ có vài nghìn lượt xem, video có lượt xem cao nhất là Những lần mình kiếm tiền trên Tinder mới chỉ khiêm tốn ở mức 11k lượt xem. Tuy nhiên chỉ sau một đêm, lượt xem video đó đã tăng vọt lên 480k, những video khác cũng được “ké fame” và tăng view tới hàng chục lần.

Những content bẩn cùng tư tưởng lệch lạc như vậy không nên được phổ biến rộng rãi. Vì thế, hãy là những người dùng internet tỉnh táo, nâng cao tiêu chuẩn của mình trong việc chọn lọc nội dung. Đồng thời, thẳng tay report những nội dung độc hại là cách tốt nhất để loại bỏ và tẩy chay chúng ra khỏi các nền tảng.

Nhiều người làm nội dung trên mạng bất chấp chiêu trò để nổi tiếng, sau đó sẽ “tẩy trắng” vì tâm lý đám đông “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Nhưng hậu quả từ những content bẩn thì khôn lường, nó ăn sâu vào tư duy của những người trẻ, những người chưa đủ tỉnh táo, trưởng thành để nhận thức đúng đắn.

Vì thế, những người làm nội dung cũng phải đủ bản lĩnh trước cám dỗ, không bán rẻ đạo đức chỉ để kiếm tiền. Nếu chỉ muốn nổi tiếng, kiếm tiền bằng cách “ăn xổi” thì con đường đó cũng không bền, vì công chúng ngày càng tỉnh táo, khắt khe hơn. Giá trị tích cực cho cộng đồng mới là điều cốt lõi làm nên thương hiệu cá nhân của một người làm sáng tạo.

Từ tư vấn ‘ngành học vô dụng’ đến chỉ cách đào mỏ trên Tinder, những kẻ ‘loser’ lên mạng ‘ngáo’ quyền lực?

Trách nhiệm của nền tảng khi để nội dung bẩn tràn lan

Tiktok công bố đạt 1 tỷ người dùng hàng tháng từ năm 2021. Theo số liệu từ Báo cáo Kỹ thuật số 2022 của Tổ chức We Are Social, Việt Nam hiện có hơn 39,9 triệu người dùng TikTok trên 18 tuổi, chiếm đến hơn 55% số người dùng internet ở Việt Nam.

Nhiều người đặt ra sự lo ngại về vấn nạn tràn lan nội dung bẩn trên các nền tảng mạng xã hội, tác động tiêu cực đến giới trẻ. TikTok thường xuyên kiểm soát nội dung bẩn bằng cách xóa kênh, xóa video vi phạm song cũng chỉ như muối bỏ biển khi nội dung độc hại vẫn tiếp tục tràn lan. Thuận toán tự động của các nền tảng cũng phần nào tạo cơ hội cho những nội dung tiêu cực, vidoe càng được xem nhiều, bình luận nhiều thì càng tăng đề xuất.

Từ tư vấn ‘ngành học vô dụng’ đến chỉ cách đào mỏ trên Tinder, những kẻ ‘loser’ lên mạng ‘ngáo’ quyền lực?

Năm 2020, 2021, các tập đoàn công nghệ lớn như Meta (sở hữu Facebook, Instagram), Alphabet (sở hữu Google), Twitter đã phải đối mặt với việc bị điều tra, bị kiện tại nhiều nước do chưa có hành động kiên quyết để ngăn chặn việc phát tán tin giả và nội dung bất hợp pháp. Tại Ấn Độ, tháng 2/2021, Chính phủ đã công bố các quy định mới về thắt chặt quản lý nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội, nhằm ngăn chặn việc phát tán tin giả và nội dung độc hại. Các quy định mới buộc các nền tảng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc kiểm duyệt các nội dung được chia sẻ trên nền tảng của họ.

Việt Nam cũng đã kịp thời xây dựng hệ thống luật pháp để xử lý những hành vi tung tin giả, tin xấu, và nội dung độc hại thông qua các bộ luật như Luật An ninh mạng và các nghị định liên quan. Tuy nhiên việc kiểm soát nội dung bẩn, tạo ra môi trường không gian mạng trong sạch, lành mạnh cần có sự chung tay của cả cơ quan quản lý, nền tảng mạng xã hội, người làm sáng tạo và cả những người tiêu thụ nội dung.

I Am NGA

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chuyện showbiz: Á hậu Phương Nhi tựa công chúa tuyết trong bộ ảnh đón Giáng Sinh