Tại sao khi đi làm, thái độ lại quan trọng hơn trình độ?

2023-08-08 08:51
- Trình độ, năng lực là những thứ quan trọng với bất kỳ công việc nào nhưng thái độ mới là thứ quyết định bạn sẽ đi được đến đâu, gặt hái được những gì trong công việc đó.

Đừng nghĩ mình là người không ai có thể thay thế

Đọc được tin tuyển dụng cộng tác viên trong một group trên mạng xã hội, dù biết cửa dành cho mình rất hẹp nhưng Thương vẫn mạnh dạn ứng tuyển, thế mà không ngờ cô lọt vào vòng thử việc. Thẳng thắn mà nói, Thương kỹ năng còn yếu, kinh nghiệm cũng chẳng có bao nhiêu nhưng sự nỗ lực, quyết tâm của cô đã khiến người quản lý mở lòng cho cô một cơ hội. Quản lý còn dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn và sửa từng lỗi nhỏ cho cô. Trải qua một thời gian, Thương vẫn giữ được phong độ làm việc chăm chỉ, nỗ lực và tiến bộ từng ngày. Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ, những bài viết của cô vẫn chưa đủ đặc sắc và còn thường xuyên mắc lỗi trình bày.

Tại sao khi đi làm, thái độ lại quan trọng hơn trình độ?

Nhược điểm lớn nhất của Thương là còn để cảm xúc chi phối nhiều. Việc thường xuyên nhận những phản hồi về lỗi của mình khiến Thương phần nào xuống tinh thần. Có một lần, Thương không phản hồi tin nhắn của quản lý, dù nhận được ba bốn tin nhắn liên tiếp. Đến khi được hỏi lý do vì sao đột nhiên im lặng biến mất, Thương đã phản hồi rằng cô không hề biến mất, chỉ là không phải lúc nào cũng đủ tỉnh táo để trả lời tin nhắn, “còn việc cho nghỉ hay muốn tìm người khác thì tùy chị, em không có gì để trao đổi”. Điều này khiến quản lý suy nghĩ rất nhiều và sau chuyến công tác trở về, chị quyết định dừng hợp tác với Thương. Điều này sẽ có ích cho cả đôi bên khi chị có thể tìm được những nhân sự khác phù hợp hơn, Thương cũng có thể tập trung vào những công việc phù hợp với cô hơn. Bên cạnh đó, thái độ của Thương khiến quản lý nghĩ cô không quá cần công việc này, có cũng được mà không cũng chẳng sao.

Nhưng điều không ngờ là Thương lại nhắn: “Một cú sốc nha chị. Em không thấy mình sai nhưng em tôn trọng quyết định của chị. Đó cũng là tiền thuê nhà của em đó chị”. Quản lý chỉ biết thở dài trước tin nhắn của Thương, muốn giải thích rõ hơn về lý do dừng hợp tác với cô thì phát hiện ra Thương đã chặn mình trên mọi nền tảng và rời luôn các group chat công việc.

Tại sao khi đi làm, thái độ lại quan trọng hơn trình độ?

Tại sao khi đi làm thái độ quan trọng hơn trình độ?

Tương tác với người khác

Thái độ trong môi trường công việc thể hiện cách bạn tương tác và làm việc với người khác. Một thái độ tích cực và lịch sự giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đối với đồng nghiệp, cấp dưới và cấp trên. Khi bạn có thái độ tích cực, chân thành, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp.

Trong câu chuyện trên, vì nhóm chủ yếu làm việc online và chủ yếu trao đổi công việc qua tin nhắn. Thế nhưng Thương lại “ghosting” chính quản lý của mình và nói rằng “không có gì để trao đổi”. Như vậy Thương đã mắc lỗi tương tác khiến cô trở nên thiếu chuyên nghiệp trong công việc. Ai cũng có lúc bận rộn hoặc xuống tinh thần nhưng giữ một thái độ chuẩn mực và tác phong chuyên nghiệp trong công việc là yêu cầu tối thiểu khi đi làm.

Khả năng làm việc nhóm

Thái độ tích cực cũng thể hiện khả năng làm việc nhóm và tinh thần hợp tác của bạn, từ đó tạo sự hài hòa và hiệu quả trong công việc nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn mà còn đòi hỏi khả năng lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và cống hiến cho mục tiêu chung của nhóm. Thái độ hợp tác và sẵn lòng hỗ trợ đồng đội giúp xây dựng lòng tin và tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đoàn kết.

Tại sao khi đi làm, thái độ lại quan trọng hơn trình độ?

Xử lý xung đột

Thái độ trước khi xảy ra xung đột quyết định cách bạn giải quyết vấn đề và đối mặt với sự cố trong công việc. Một thái độ kiên nhẫn và sẵn lòng giải quyết xung đột giúp giải quyết vấn đề một cách xây dựng và tạo ra môi trường làm việc hài hòa. Trong khi công việc thường có những khó khăn và xung đột không tránh khỏi, thái độ tích cực và quyết tâm giúp bạn vượt qua những thách thức này một cách bình tĩnh và hiệu quả.

Trong tình huống trên, Thương chỉ cần nói xin lỗi và đưa ra một lý do hợp lý là câu chuyện đã có thể kết thúc tại đó, cô vẫn có thể tiếp tục công việc của mình. Đằng này, cô lại tỏ thái độ bất cần trong khi thực tế công việc này cũng góp phần giúp cô trang trải cuộc sống, lại cho cô cơ hội học hỏi thêm những kỹ năng mới ở một lĩnh vực mới.

Đối phó với áp lực

Môi trường công việc thường đòi hỏi bạn đối mặt với áp lực và thách thức. Thái độ tích cực giúp bạn duy trì sự bình tĩnh và tập trung trong công việc, giải quyết công việc một cách hiệu quả và tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống. Thái độ tích cực giúp bạn không bị áp lực đè nén và duy trì sự đam mê và nhiệt huyết trong công việc.

Xây dựng hình ảnh cá nhân

Thái độ trong công việc thể hiện tính cách và đạo đức cá nhân của bạn. Một thái độ chuyên nghiệp và tích cực giúp bạn xây dựng hình ảnh cá nhân tích cực trong mắt đồng nghiệp và cấp trên. Thái độ chuyên nghiệp và tôn trọng giúp bạn được đánh giá cao và tin tưởng, từ đó tạo ra cơ hội phát triển sự nghiệp và xây dựng mạng lưới xã hội mạnh mẽ.

TND

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lưu ngay bài tập đốt cháy mỡ lưng và bắp tay chỉ sau 20 ngày