Xin lỗi quá nhiều tưởng rằng biết điều, nhưng hệ quả sau đó đáng sợ như thế nào?

Đông Miên 2023-07-29 12:02
- "Lời xin lỗi đã trở thành cách giao tiếp quá thường xuyên và điều đó giết chết sự tự tin của chúng ta" - Maja Javanovic.

Chuyện gì xảy ra khi chúng ta xin lỗi quá nhiều?

Đối với một số người, lời xin lỗi là một phần quan trọng trong phong cách giao tiếp. Việc lạm dụng lời xin lỗi đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với mối quan hệ của bạn với người khác mà còn đối với mối quan hệ của bạn với chính bản thân mình. Khi bạn nói lời xin lỗi quá nhiều, bạn đang tự hạ thấp mình. Chẳng hạn, bạn có thể nấu ra một món ăn không được ngon lành cho lắm, nhưng nó có đáng để nói lời xin lỗi không?

Khi bạn xin lỗi quá nhiều, sự hối lỗi cũng chỉ nằm ở đầu môi chót lưỡi

Với một số người, lời xin lỗi không phải là lời cầu xin tha thứ thực sự mà là đáp trả sự hỗ trợ của người khác. Bạn không đủ tự tin vào quyết định của bản thân, vì vậy bạn muốn tìm kiếm sự khẳng định từ người khác. Đơn giản là bạn muốn được nghe “Ồ, món này ngon mà!” để xoa dịu sự tiêu cực của chính mình mà thôi. Trong những lúc bất an, bạn tin rằng nếu xuống nước trước thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng điều này không chỉ làm giảm sự tự tin mà còn khiến bạn mệt mỏi.

Làm thế nào để ngừng việc nói lời xin lỗi quá nhiều?

Ngẫm nghĩ xem bạn hoặc đối phương có xu hướng hay nói lời xin lỗi không

Hãy trò chuyện thật cởi mở về tần suất cũng như bản chất của những lời xin lỗi trong mối quan hệ của bạn. Đặt tên để có thể giải quyết triệt để được vấn đề. Khi bạn nhận thấy bản thân bắt đầu xin lỗi nhiều hơn, hãy thừa nhận nó theo cách dí dỏm rằng: “Tôi muốn xin lỗi đấy, nhưng thực ra đó không phải là điều tôi cần làm ngay bây giờ.”

Hãy hỏi đối phương nếu bạn không chắc mình có nên xin lỗi hay không

Một câu hỏi rõ ràng và trực tiếp có thể giúp cả hai có thể điều chỉnh lại hướng đi của việc xin lỗi quá nhiều này. Nên làm điều này ngay từ ban đầu để không làm mất đi sự đồng cảm và tinh tế dành cho nhau. Khi đối phương bắt đầu xin lỗi quá nhiều, hãy giữ sự vui vẻ. Đừng nản lòng và khó chịu, hãy tha thứ hoặc động viên họ. Hãy thử đưa ra một câu trả lời bất ngờ, hóm hỉnh, chẳng hạn như: “Vâng cậu thực sự cần phải nhận được sự tha thứ cho hành vi của mình” hay “Mình xin chính thức xóa bỏ mọi lỗi lầm của cậu”.

Khi bạn xin lỗi quá nhiều, sự hối lỗi cũng chỉ nằm ở đầu môi chót lưỡi

Thay vì xin lỗi, hãy nói cảm ơn

Việc này sẽ biến lời nói từ mang cảm giác tội lỗi sang thể hiện lòng biết ơn, chẳng hạn như: “Cảm ơn vì đã đợi mình tới bữa tối. Mình rất trân trọng điều này”. Thay thế câu xin lỗi đáng lý sẽ được nói ra bằng một lời nói trước đấy: "Điều đó không quan trọng đến thế với tôi”. Với việc xác định rõ ràng các thứ tự ưu tiên trong đầu mình, bạn có thể ngừng xin lỗi quá nhiều bằng cách không đồng nhất và làm theo các yêu cầu mà bạn biết mình sẽ không bao giờ thực hiện. Điều này có thể tạo ra sự rạn nứt, nhưng sau cùng nó sẽ dẫn đến một mối liên kết lớn mạnh và bền bỉ hơn.

Nói một cách ngắn gọn, nhiều hơn không phải là tốt hơn khi nói đến xin lỗi. Bằng việc cố gắng ngừng lạm dụng lời xin lỗi, bạn thực sự đang học cách xin lỗi tốt hơn. Bởi vì một lời xin lỗi chân thành là sự thừa nhận thất bại, chứ không phải nỗi sợ hãi bị chỉ trích hoặc bị từ chối, mà vì sự hối hận thực sự và mong muốn hàn gắn một mối quan hệ bị tổn thương.
Khi lời xin lỗi không phải từ nỗi sợ hãi mà từ việc hiểu được bản thân và người khác, bạn đang giúp xây dựng một xã hội trung thực hơn cho cả thế giới thực và ảo.

Đông Miên (Tổng hợp)/ Tham khảo  Psychology Today

Ảnh: Suu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 thức tập suối nguồn tươi trẻ đúng cách