Suốt ngày nghĩ về tiền vẫn không có tiền: Đừng để bản thân mãi nghèo vì những suy nghĩ kìm kẹp bạn

I Am NGA 2022-10-13 08:40
- Chúng ta nghĩ rằng kiếm nhiều tiền hơn sẽ giải quyết được những vấn đề của bản thân. Nhưng tiền không thể làm được điều đó, cái chúng ta cần là một tư duy đúng đắn về tiền.

Tiền là một phần thiết yếu của cuộc sống. Thế nhưng số đông chúng ta lại thường xuyên gặp những rắc rối về tiền bạc. Chúng ta nghĩ rằng kiếm nhiều tiền hơn sẽ giải quyết được những vấn đề của bản thân. Nhưng tiền không thể làm được điều đó, cái chúng ta cần là một tư duy đúng đắn về tiền. Trong cuốn Bí mật tư duy triệu phú, tác giả T. Harv Eker đã chỉ ra những tư duy sai lầm về tiền mà số đông thường mắc phải.

Những gì bạn nghe, nhìn và trải qua khi còn nhỏ sẽ định hình tư duy về tiền của bạn

Có ba yếu tố định hình tư duy của bạn: những gì bạn nghe thấy, những gì bạn nhìn thấy và những gì bạn trải nghiệm. Từ nhỏ đến lớn bạn đã từng nghe những gì về tiền bạc và những người giàu có? Có phải bạn từng nghe những câu như: “Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi”, “Tiền không mua được hạnh phúc”, “Tiền không bao giờ là đủ”. Tất cả những câu nói đó bám rễ trong tiềm thức của bạn, định hình tư duy tài chính của bạn sau này.

Khi còn nhỏ, tiền bạc ảnh hưởng đối với gia đình bạn thế nào? Gia đình bạn được sống sung túc hay thường xuyên gặp khó khăn, cãi vã vì tiền? Tác giả T. Harv Eker đưa ra 4 yếu tố định hình lại tư duy bao gồm:

Nhận thức: viết ra tất cả những câu nói liên quan đến tiền bạc mà bạn nghe được từ nhỏ đến lớn. Quan sát cách cư xử, thói quen của cha mẹ hay những người thân có ảnh hưởng đên

Hiểu biết: viết ra mức độ tin tưởng của bạn với những quan điểm này và đánh giá xem chúng đã tác động thế nào đến tình hình tài chính của bạn hiện nay.

Tách biệt: bạn có thể nhận ra rằng những suy nghĩ đó là những điều bạn tiếp thu từ bên ngoài, chúng không phải quan điểm của bạn và bạn hoàn toàn có thể thay đổi.

Tuyên bố: hãy khẳng định rằng những điều người khác nói với bạn về tiền không nhất thiết đúng, bạn sẽ chọn cho mình những cách nghĩ mới giúp bạn hạnh phúc và thành công.

Nghĩ về đồng tiền: tư duy sai, tai hại lắm, đừng để bản thân mãi nghèo vì những suy nghĩ kìm kẹp bạn

Động cơ kiếm tiền của bạn là gì?

Kể từ khi kiếm được đồng tiền đầu tiên, tôi vẫn không ngừng lo lắng về tiền bạc. Ngay cả khi đã cày đến 3, 4 công việc làm thêm, có tài khoản tiết kiệm, không bị rơi vào tình trạng nợ nần, khánh kiệt, tôi vẫn không ngừng lo lắng khi nghĩ đến tương lai. Tôi nhận ra rằng việc tôi kiếm được nhiều tiền hơn không khiến mình bớt lo âu.

T. Harv Eker cho rằng nếu động cơ kiếm tiền của bạn xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực như sợ hãi, giận dữ hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ không bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Tiền không thể xua được nỗi sợ hãi.

Bạn có thể thiết lập những động cơ kiếm tiền tích cực như để có cuộc sống tự do, sung túc và hạnh phúc, để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn. Mỗi lần về nhà, tôi chỉ ước gì mình có thêm tiền để biếu bà hay dẫn mẹ đi siêu thị mua sắm thoải mái. Tôi cũng muốn có thể đưa gia đình đi du lịch hàng năm, đó là những động cơ tích cực khiến tôi muốn tăng thu nhập và tiết kiệm được nhiều hơn.

Những ai nói tiền không quan trọng đều không có xu nào

Trước đây tôi thường xuyên lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau, nhiều năm sau khi ra trường tôi vẫn không tiết kiệm được đồng nào. Tôi đổ tại mình thu nhập thấp, lương không đủ sống, lại vừa làm vừa học nên không tiết kiệm được đồng nào cũng là lẽ đương nhiên. Thế nhưng tất cả đều là bao biện. Để thoát khỏi sự khó khăn về tiền bạc, trước hết phải từ chối làm nạn nhân. Không một nạn nhân nào giàu có cả.

Bất kỳ ai nói tiền không quan trọng đều không có xu nào. Người thành công luôn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc và vị trí của nó trong xã hội. Ngược lại, những kẻ thất bại lại bao biện cho sự bất lực tài chính của mình bằng những cách so sánh khập khiễng như tiền bạc không quan trọng bằng tình cảm. Vậy tay bạn hay chân bạn quan trọng hơn? Có thể cả hai đều quan trọng như nhau và bạn không nhất thiết chỉ được chọn một trong hai.

Nhiều người thường than vãn rằng sao mình không được sinh ra trong một gia đình giàu có hơn. Đổ lỗi và oán trách không bao giờ giúp bạn thoát nghèo. Bạn có nhận ra những kẻ hay kể lể, than vãn thường có cuộc sống rất khó khăn? Như thể họ là thỏi nam châm hút mọi phiền toái trên đời vậy. Có một quy luật của vũ trụ rằng: “Bạn tập trung vào điều gì, điều đó sẽ mở rộng”. Bạn luôn than phiền về khó khăn, vậy khó khăn sẽ bủa vây bạn.

Bạn cũng hãy né những người tiêu cực, nếu không sẽ bị cuốn vào những chuyện tào lao của họ. Nhiều người lại thích nghe người khác than vãn, đơn giản vì họ chờ đến lượt mình và cuộc trò chuyện chỉ để so sánh ai khổ hơn ai.

Nghĩ về đồng tiền: tư duy sai, tai hại lắm, đừng để bản thân mãi nghèo vì những suy nghĩ kìm kẹp bạn

Thu nhập của bạn tương xứng với giá trị của bạn

Người giàu chọn được trả công theo hiệu quả công việc, người nghèo chọn được trả công theo thời gian. Những người làm công ăn lương cần sự an toàn khi biết chắc chắn sẽ nhận được một khoản tiền đều đặn hàng tháng.

Nhiều người thường than phiền rằng lương thấp, chẳng tương xứng với công sức của họ. Thế nhưng có lẽ theo quan điểm của sếp họ thì mức lương đó là công bằng. Tại sao họ không từ chối mức lương bèo bọt và được yêu cầu trả theo hiệu quả công việc hay bắt đầu làm việc cho chính bản thân họ? Và thế là họ bắt đầu hoảng sợ với bài kiểm tra giá trị của mình trên thị trường.

Người ta chọn sự an toàn vì họ sợ hãi, sợ không đủ khả năng kiếm tiền dựa trên hiệu quả công việc của mình. Và cái giá phải đánh đổi là họ chấp nhận mức thu nhập đủ sống hay có thể dư giả đôi chút. Nhưng mô hình thu nhập như vậy khó có thể có sự tăng trưởng đột biến.

Những người thành công thường là chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Để là người được trả nhiều nhất, bạn phải trở thành người giỏi nhất.

Tài sản quan trọng hơn thu nhập

Khi nói đến tiền, nhiều người thường quen câu hỏi cửa miệng “lương tháng bao nhiêu?” nhưng những người giàu chỉ nói về tài sản ròng (net worth) chứ không phải là thu nhập từ làm việc. Net worth được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ. Tài sản có thể tích lũy từ thu nhập, tiền tiết kiệm, các khoản đầu tư và sự đơn giản hóa cuộc sống. Người giàu xây dựng tài sản bằng cách làm cân bằng cả bốn yếu tố trên, người nghèo chỉ chăm chăm nghĩ đến thu nhập từ làm việc. Họ tin rằng cách duy nhất để làm giàu là kiếm thật nhiều tiền, nhưng họ không hiểu quy luật Parkinson: “Chi tiêu sẽ luôn tăng tỉ lệ thuận với thu nhập”.

Không có gì sai khi bạn làm việc chăm chỉ để tăng thu nhập, vấn đề là bạn đang đánh đổi thời gian và sức lực của mình, mà hai thứ đó đều có giới hạn. Vì thế khi làm việc đến mức độ nào đó, hãy bắt đầu mở rộng mô hình thu nhập để có được nguồn thu nhập thụ động. Đó là cách để tiền bạc làm việc cho mình, thay vì phải chạy theo tiền đến sức cùng lực kiệt.

Nghĩ về đồng tiền: tư duy sai, tai hại lắm, đừng để bản thân mãi nghèo vì những suy nghĩ kìm kẹp bạn

Đừng đợi khi có nhiều tiền mới học cách quản lý tiền

Người khó khăn về tài chính thường không biết cách quản lý tiền, họ cho rằng mình không có nhiều tiền để mà quản lý. Thực tế, kiến thức về tài chính cá nhân dành cho tất cả mọi người, không phân biệt người nhiều tiền hay ít tiền. Đừng nghĩ rằng khi có nhiều tiền mới học cách quản lý tiền mà thực ra khi bạn bắt đầu biết quản lý tiền, bạn sẽ có thêm tiền. Trước tiên phải biết quản lý tiền bạc và bạn sẽ có nhiều tiền hơn để quản lý.

Sợ thì sợ nhưng làm vẫn cứ làm

Bạn muốn có thu nhập tốt hơn hay nung nấu ý tưởng của một dự án kinh doanh riêng, nhưng rốt cuộc bạn vẫn không dám dấn thân vì sợ. Nếu bạn chỉ quen làm những việc đơn giản thì cuộc sống sẽ đầy rẫy khó khăn và chẳng có thay đổi tích cực nào cả.

Jim Rohn có câu: “Nếu cứ tiếp tục làm những việc mà bạn vẫn luôn làm, bạn sẽ luôn nhận được những gì mà trước nay bạn vẫn luôn nhận được”.

Thời điểm mà bạn thật sự trưởng thành là khi dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Người giàu cũng có những nỗi sợ hãi nhưng họ nhìn thấy cơ hội trong thử thách, trong khi phần còn lại thì chỉ nhìn thấy khó khăn, thử thách trong những cơ hội.

Chúc phúc cho thứ mà bạn muốn có

Nhiều người thường có tâm lý đố kị, ghen ghét với những người thành công, giàu có hơn mình. Thế nhưng chẳng ai có thể trở nên thành công và giàu có khi căm ghét chính thứ mà mình ao ước. T. Harv Eker cho rằng bạn hãy tập chúc phúc cho những thứ mà bạn muốn có. Hãy vui mừng cho thành công của người khác và bạn sẽ nhận được những điều tốt đẹp tương tự.

I Am NGA

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mắt không rời chiếc điện thoại, vẫn tập được 5 bài tập để có eo thon, chân dài miên man