Người lười 'ăn đứt' người siêng ở chỗ luôn biết cách 'enjoy cái moment'

I Am NGA 2021-10-29 09:00
- Lười biếng luôn bị coi là tính xấu cần phải loại bỏ nhưng bạn có biết lười biếng lại giúp bạn sáng tạo hơn và có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Giữa một guồng quay của xã hội hiện đại cuồng năng suất thì những kẻ “lười biếng” luôn bị chỉ trích. Vì thế, để không bị gắn mác lười biếng, nhiều người tự biến mình thành những cỗ máy đa nhiệm, làm nhiều việc một lúc, đến sớm, về muộn, tăng ca đến tận khuya. Vậy những kẻ lười biếng, họ đã và đang làm gì cho xã hội này?

Những kẻ lười biếng thường thông minh và dễ thành công hơn

Điều này đã được chính tỷ phú Bill Gates bảo chứng, ông có câu nói nổi tiếng là: “I will always choose a lazy person to do a difficult job because he will find an easy way to do it” (tạm dịch: “Tôi luôn giao việc khó cho những người lười vì họ sẽ tìm cách đơn giản nhất để hoàn thành nó”).

Người lười 'ăn đứt' người siêng ở chỗ luôn biết cách 'enjoy cái moment' thay vì suốt ngày làm sấp mặt

Bill Gates rất trọng dụng người lười.

Lười biếng thúc đẩy con người trở nên sáng tạo hơn. Rất nhiều phát minh vĩ đại của nhân loại đã ra đời nhờ sự lười biếng của con người. Chúng ta không thể chạy nhanh bằng hổ, sư tử, không biết bay như chim nên đã phát minh ra xe hơi, tàu hỏa, máy bay. Máy vi tính, email, mạng xã hội ra đời thay cho việc thư từ và gặp mặt trực tiếp.

Không ít những nhân vật vĩ đại từng bị gắn mác “lười”. Charles Dawin thời còn đi học rất lười và hay ngủ trong giờ học, ông chỉ thích câu cá và bắn quạ. Cha mẹ và giáo viên đã phải cố gắng rất nhiều để ép ông học hành chăm chỉ hơn. Thế nhưng sau này ông đã trở thành nhà bác học với câu nói nổi tiếng “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Người lười 'ăn đứt' người siêng ở chỗ luôn biết cách 'enjoy cái moment' thay vì suốt ngày làm sấp mặt

Darwin thành nhà bác học vĩ đại vì ông chỉ chăm với những thứ cần chăm.

Winston Churchill thời đi học kết quả rất bết bát, ông không học đại học, lười thể thao. Tuy nhiên sau này ông đã trở thành chính trị gia lỗi lạc.

Nhiều người thành công và nổi tiếng khác cũng bị xem là những kẻ lười biếng như Albert Einstein, Issac Newton, Picasso, Mendeleev… Đơn giản chỉ là họ biết ưu tiên những thứ quan trọng và bỏ qua những thứ họ không mấy quan tâm.

Người lười biết để dành năng lượng

Thay vì cặm cụi nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày để hoàn thành một công việc, những người lười biếng biết “để dành” năng lượng và sau đó sẽ tìm ra cách để hoàn thành công việc một cách nhanh nhất. Nhờ thế, họ tiết kiệm được cả thời gian và năng lượng.

Đôi khi bạn bế tắc trong việc tìm một ý tưởng hay giải pháp, nhưng càng cố nghĩ lại càng rối. Chính những khoảng thời gian ngồi không, chẳng làm gì cả lại giúp não lóe lên những ý tưởng bất chợt. Đơn giản thôi, não không thể hoạt động tốt nếu cứ liên tục bị ép phải hoàn thành hết tác vụ này đến tác vụ khác. Việc nghỉ ngơi, tạo ra những khoảng trống trong tâm trí, giúp não có thể tìm gia giải pháp dễ dàng hơn.

Não người có xu hướng luôn nghĩ về những việc chưa hoàn thành, nhờ việc trì hoãn, không gấp rút, người lười có thêm thời gian để suy nghĩ về một vấn đề thấu đáo hơn.

Người lười 'ăn đứt' người siêng ở chỗ luôn biết cách 'enjoy cái moment' thay vì suốt ngày làm sấp mặt

Người lười không làm việc quá tải

Một trong những nhược điểm của người chăm chỉ là họ làm việc quá nhiều, đôi khi hăng say đến độ ngày quên ăn, đêm quên ngủ, đây là điều cực kỳ có hại cho sức khỏe. Người ta chỉ đột tử vì làm việc quá sức chứ chẳng ai đột tử vì lười cả. Những người lười luôn biết cách ngủ nghỉ đủ và không bao giờ làm việc quá sức. Đôi khi bạn nên dành thời gian để ngồi chơi một cách vui vẻ và không cần phải cảm thấy tội lỗi hay sốt ruột vì những lúc không làm gì cả. Đến máy móc còn cần bảo dưỡng nữa là con người.

Người lười thường biết cách “enjoy cái moment” và có cuộc sống “healthy and balance” hơn những người chăm chỉ.

Người lười 'ăn đứt' người siêng ở chỗ luôn biết cách 'enjoy cái moment' thay vì suốt ngày làm sấp mặt

Thà không làm gì còn hơn là lúc nào cũng náo động không ngừng

Trong cuốn Đạo: Con đường không lối, Osho có chương viết “Tốt nhất là tĩnh lặng, tốt nhất là trống rỗng”. Thà không làm gì còn hơn lúc nào cũng cũng náo động không ngừng, không chịu ngồi yên. Nếu thế giới ai cũng “lười” một cách tích cực thì sẽ không có Thành Cát Tư Hãn hay Adolf Hitler (những kẻ hủy diệt nhân loại). Chính sự hối thúc phải luôn làm một cái gì đó mới trở thành mầm mống sinh ra cái ác. Nếu coi ngồi không nhàn rỗi là lười biếng, thì hẳn Lão Tử, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những người lười, nhưng thành tựu và danh tiếng của họ vẫn lưu truyền hậu thế.

Xã hội hiện đại với văn hóa làm việc không ngơi nghỉ, cuồng năng suất ngày đêm đã sinh ra nhiều hệ lụy như kiệt quệ sức khỏe và các vấn đề về tâm thần. Phải chăng, đã đến lúc chúng ta học hỏi người xưa sống lười biếng một cách khôn ngoan?

I Am NGA

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Dù 'im hơi lặng tiếng' nhưng Cao Thái Sơn có biệt thự khắp nơi gây choáng