Loại bỏ 5 suy nghĩ độc hại để có cuộc sống tốt đẹp hơn
Tin liên quan
Tư duy độc hại là niềm tin về cuộc sống của chúng ta, hoặc về bản thân chúng ta được phát triển từ những hoàn cảnh không thuận lợi, những chấn thương tâm lý, những vấn đề thời thơ ấu chưa được giải quyết và từ cả những thất bại mà chúng ta vấp phải trong cuộc đời.
Chúng ta bắt đầu những suy nghĩ độc hại này và mang chúng theo mỗi ngày. Chúng sẽ lớn dần lên và hủy hoại cuộc sống của chúng ta hoặc ngăn cản chúng ta sống cuộc sống mà mình muốn.
Nếu bạn có 5 suy nghĩ độc hại này trong đầu, đã đến lúc để bạn loại bỏ chúng và sống cuộc đời của mình!
1. Tôi không đủ tốt
Một trong những suy nghĩ độc hại phổ biến nhất là niềm tin rằng chúng ta không đủ tốt hay không xứng đáng cho một thứ gì đó, có thể là một ngôi trường, một công việc hay một mối quan hệ. Bởi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, bạn mong cầu một thứ gì đó nhưng lại không đạt được. Và điều đó hình thành nên nỗi sợ hãi không thể đạt được thứ mình muốn bởi vì bạn không muốn lại một lần nữa trải qua cảm giác đau đớn đó.
Sự thật là, bạn có thể không đủ giỏi cho một công việc mà bạn muốn, bạn cũng có thể không phải người phù hợp với người mà bạn yêu, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không đủ tốt hay không xứng đáng. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn vẫn còn một số việc phải làm trước khi thực sự sẵn sàng cho những trải nghiệm mới.
Đừng để suy nghĩ bạn không đủ tốt làm tê liệt chính bạn.
2. Mọi người cuối cùng rồi cũng sẽ rời bỏ tôi
Một tư duy độc hại cũng phổ biến không kém là niềm tin rằng mọi người cuối cùng rồi cũng sẽ rời đi, và điều đó có thể xuất phát từ các vấn đề bị bỏ rơi thời thơ ấu hoặc mất đi người thân yêu khi còn rất nhỏ.
Bạn bắt đầu xây dựng những bức tường để bảo vệ trái tim mình và suy diễn về viễn cảnh những người bạn yêu thương sẽ rời bỏ bạn, để rồi cuối cùng bạn sẽ kết thúc một mình. Vì vậy, đôi khi bạn lại chính là người phá hoại các mối quan hệ của bản thân mình.
Điều này có thể được thể hiện rõ ràng nhất trong các mối quan hệ tình cảm khi mà một người luôn có tư tưởng phòng thủ vì thiếu sự tin tưởng và luôn cảm thấy sẽ bị người bạn đời của mình bỏ rơi.
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu gốc rễ về cách mà mọi thứ đã bắt đầu. Bạn trở nên kích động vì đối tác của bạn đã làm gì đó sai trái hay bạn bị kích hoạt vì hành vi của đối phương nhắc nhở bạn về một vết thương cũ mà bạn vẫn chưa được chữa lành?
Hãy tự nhận thức và xem xét nội tâm của mình trong các mối quan hệ là yếu tố quan trọng để bắt đầu chữa lành và loại bỏ suy nghĩ độc hại. Các mối quan hệ của bạn có thể kết thúc vì nhiều lý do, nhưng nó sẽ tạo nên sự khác biệt khi bạn nhìn lại và biết rằng bạn đã cống hiến hết mình và bạn không để những niềm tin độc hại hay những suy nghĩ bất an của chính mình xác định mối quan hệ đó sẽ đi đến đâu.
3. Tôi phải đấu tranh để đạt được những gì tôi muốn
Đây là điều mà tất cả chúng ta đều được dạy. Những tuyên bố như “cuộc sống này không công bằng” hay “không đau đớn thì không thành công” khiến cho chúng ta bị mắc kẹt trong vòng tranh đấu.
Niềm tin này thoạt nghe có vẻ là tốt, bởi nó có nghĩa là bất cứ điều gì dễ dàng đến với chúng ta đều không đáng giá vì chúng ta đã không nỗ lực để có nó.
Tâm lý này khiến cho chúng ta tin rằng mình phải làm việc chăm chỉ và đấu tranh để có được cuộc sống như mình mong muốn. Và chúng ta sẽ cảm thấy tội lỗi nếu bản thân sống một cuộc sống ít bận rộn hay ít căng thẳng hơn những người đồng trang lứa, và vì vậy mà chúng ta cố gắng lấp đầy khoảng thời gian trống của mình bằng những thứ không khiến chúng ta hứng thú.
Không có thước đo nào là đúng cho tất cả mọi người, và nếu bạn hài lòng với cuộc sống của mình, ngay cả khi bạn không quá chăm chỉ hay không phải lúc nào bạn cũng ngập trong đống công việc, thì nó vẫn có nghĩa rằng bạn đang sống cuộc đời của mình.
Người khác nhìn cuộc sống của bạn như thế nào không phải là vấn đề của bạn. Bạn cần tin rằng những điều tốt đẹp là miễn phí và bạn không cần phải đấu tranh để có được nó. Bạn có thể đạt được ước mơ của mình mà không cần đau đớn hay vất vả.
4. Tôi không thể từ bỏ
Điều đó không có nghĩa rằng bạn nên ngừng chiến đấu hết mình cho những gì bạn muốn và những gì bạn yêu thích. Nhưng, khi bạn không còn năng lượng, động lực hay mong muốn để tiếp tục, khi bất cứ điều gì bạn cam kết đều khiến nó trở nên khó khăn để thức dậy mỗi sáng, thì đã đến lúc để bạn từ bỏ.
Sẽ không sao đâu nếu bạn từ bỏ một công việc khiến bạn khổ sở. Cũng chẳng sao nếu bạn từ bỏ một mối quan hệ đang làm bạn tổn thương. Và tất nhiên, càng chẳng sao hết nếu bạn từ bỏ cuộc sống ở một thành phố mà bạn đã quá quen.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn, đôi khi ở lại còn độc hại hơn là từ bỏ.
Đừng quá giới hạn bản thân mình, bởi đôi khi, từ bỏ chính là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm được cho chính bản thân mình.
5. Tôi phải người lớn hơn!
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, mong muốn trở thành một người lớn, một người chín chắn và trưởng thành là cách mà hầu hết chúng ta được dạy. Nhưng thực tế, điều này có thể trở nên cực kỳ độc hại trong một số tình huống.
Đôi khi, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn nếu không có một số người trong cuộc sống của mình. Cắt đứt mối quan hệ với bạn bè hay đối tác liên tục thiếu tôn trọng bạn, hoặc mang đến những phiền toái và rắc rối liên tục vào cuộc sống của bạn, là điều lành mạnh duy nhất bạn nên làm. Và bạn biết gì không, trở thành một người lớn hơn trong những tình huống như vậy sẽ chỉ gây ra nhiều bất lợi hơn cho bạn mà thôi.
Điều quan trọng là bạn cần biết cảm thông, tử tế và tha thứ cho người khác, nhưng đồng thời bạn cũng cần phải vạch ra ranh giới và giới hạn với những người chỉ khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất