Khi cảm thấy tội lỗi vì những điều mình làm, đừng quên 5 điều này
Tin liên quan
Chắc hẳn bạn đã từng nghe và cảm thấy 'tội lỗi' vài lần trong đời. Đôi khi, bạn chìm đắm trong cảm xúc này, cũng có những lúc mọi người khơi dậy cảm giác này trong bạn. Trong cả hai trường hợp, người đau khổ nhất chính là bạn. Thành thật mà nói, bạn không cần cảm xúc này trong cuộc sống.
Nếu bạn nghĩ rằng cảm giác tội lỗi chỉ là một cảm xúc khác sẽ đến và đi, thì thực chất trong một số trường hợp, cảm giác tội lỗi thậm chí sẽ theo bạn suốt cuộc đời. Nó “giăng một cái bẫy” khiến sức khỏe và tinh thần của một người bị ảnh hưởng.
Tiến sĩ Sonal Anand, bác sĩ tâm thần, Bệnh viện Wockhardt, Mumbai nhận định cảm giác tội lỗi được sinh ra bởi việc suy nghĩ quá nhiều. Đôi khi, bạn có xu hướng phân tích quá nhiều một tình huống đến mức bạn cảm thấy áp lực sau khi thực hiện nó.
Tiến sĩ Anand giải thích: Những suy nghĩ rằng bạn đang hoặc sẽ gây tổn hại cho ai đó hoặc bản thân sẽ dẫn đến cảm giác tội lỗi, mặc dù điều đó có thể không hoàn toàn đúng.
Cô nói thêm: “Cảm giác tội lỗi có thể ngăn cản chúng ta thực hiện một hành động sai trái và khiến chúng ta nhận ra rằng mình phải sửa chữa bản thân. Tuy nhiên, quá nhiều cảm giác tội lỗi hoặc một tình trạng gọi là “bệnh lý tội lỗi” có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe cảm xúc của chúng ta. Nó hoàn toàn có thể phá vỡ sự tự tin của một người và làm nảy sinh suy nghĩ nghi ngờ bản thân.”
Cảm giác tội lỗi không thích hợp thường dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu và đôi khi có thể gây tổn hại về thể chất. Đắm mình trong cảm giác tội lỗi đó có thể dẫn đến rất nhiều điều tiêu cực.
Tiến sĩ Anand nói rằng đây là một số điều mà một người nên làm mà không cần phải cảm thấy tội lỗi, vì đó là điều giúp họ trưởng thành.
1. Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi khi nói "Không"
Bạn không bao giờ nên cảm thấy tội lỗi vì đã quyết đoán và nói "không". Nếu bạn cảm thấy mình bị coi thường hoặc nếu ai đó đang lợi dụng quá mức, bạn đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi khi nói "không" với họ.
Nhiều bà mẹ cảm thấy tội lỗi khi quá nghiêm khắc và phải nói "không" với các con. Tuy nhiên, xét cho cùng thì điều đó lại làm chúng trưởng thành hơn.
2. Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi khi đưa ra lựa chọn trong cuộc sống
Lựa chọn cách sống là quyền tự nhiên của bạn và bạn không bao giờ nên cảm thấy tội lỗi về điều đó. Bạn là người đánh giá tốt nhất cuộc đời của chính bạn. Không ai khác có thể phán xét những lựa chọn trong cuộc sống của bạn, dù đó là mục tiêu nghề nghiệp hay việc chọn bạn đời, hay thậm chí là quyết định sống độc thân.
3. Nuông chiều bản thân không có gì là sai
“Người ta không bao giờ nên cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian hoặc tiền bạc cho bản thân . Bạn cần tiếp tục làm mới bản thân và bạn cũng cần nghỉ ngơi sau quãng thời gian làm việc chăm chỉ. Vì vậy, bạn có thể chi tiêu cho bản thân tuỳ theo ngân sách của mình, nhưng không nên có cảm giác tội lỗi,” Tiến sĩ Anand nói.
4. Đừng cảm thấy tội lỗi nếu bạn không biết điều gì đó
Nếu bạn không biết gì không có nghĩa là bạn không biết gì. Bạn không phải là Google. Vì vậy, bạn đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi khi không biết cách trả lời một câu hỏi. Không ai có thể biết tất cả mọi chuyện nên việc không biết câu trả lời không phải là một sai sót nghiêm trọng. Bạn có thể nói “Tôi không biết” một cách thành thật thay vì lúng túng vội vã tìm câu trả lời tạm bợ.
5. Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi khi buông tay
“Hãy mạnh mẽ buông tay và bước tiếp nếu thực sự không thể duy trì một mối quan hệ, cho dù đó là việc làm đau buồn người yêu vợ / chồng của bạn. Sẽ luôn có những cảm xúc sau hành động này, nhưng cảm giác tội lỗi không nên là một trong số đó,” Tiến sĩ Anand kết luận.
Bình Yên (Tổng hợp/ Theo Healthshots)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất