4 bí quyết ứng phó với người hay tự ái trong cuộc tranh luận

2024-05-26 15:15
- Ứng phó với người tự ai giúp bạn cân bằng bầu không khí và tránh bị tổn thương. Cùng Emdep tìm hiểu về đặc điểm của họ và mẹo giao tiếp cho bạn nhé.

Người hay tự ái thường có những đặc trưng thái độ và hành vi như thế nào?

Hạn chế về khả năng nhận thức bản thân và khó hòa hợp

Ứng phó với người tự ái nếu không thấu hiểu đặc trưng tính cách cũng như có hướng giao tiếp phù hợp sẽ khiến bạn dễ rơi vào bối rối và tổn thương.

Những người thuộc nhóm tự ái bao gồm người có đặc điểm “tự yêu” hoặc người bị rối loạn nhân cách tự ái (họ luôn muốn giành chiến thắng và giữ bản ngã của mình).

Ứng phó với người tự ái trong cuộc tranh luận

Một đặc trưng điển hình của họ là khi phải đối mặt với điều gì đó khó chịu, thất bại hay nguy cơ, họ thường sẽ cố gắng hạ thấp mức độ thực tế của vấn đề.

Những câu tự biện họ của người hay tự ái thường là:

“Tôi đã làm rất tốt rồi, chỉ do bạn không chú ý mà thôi.”

“Đây không phải vấn đề lớn lao gì.”

“Tôi nghĩ rằng bạn không nhất thiết phải tỏ ra khó chịu vì một chuyện nhỏ như vậy.”

Luôn luôn đổ lỗi

Chuyên gia tâm lý cho biết: Người có lòng tự ái quá nặng luôn cảm thấy mình là nạn nhân và mọi lỗi lầm hay thất bại đều do người xung quanh. 

Ứng phó với người tự ái trong cuộc tranh luận

Vì vậy, họ thường tranh luận vấn đề bằng những cụm từ quen thuộc kiểu: “Tại… Bị… Bởi…” và không bao giờ muốn thừa nhận điểm thiếu sót hay sai lầm của mình.

Đồng thời, họ cũng là người không muốn chịu trách nhiệm về mọi thứ dù chúng thuộc về bản thân. Ngay cả khi bạn đưa ra bằng chứng, người tự ái vẫn có lý do để phủ định thực tế.

Thích chế giễu người khác

Thông thường, họ là người xem bản thân như trung tâm vũ trụ và khó kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Cho nên, trong cuộc tranh luận nếu bất đồng ý kiến, người tự ái nặng luôn tỏ thái độ và có lời nói nhục mạ, chế giễu người khác.

Mẹo để ứng phó với người tự ái trong cuộc tranh luận

Tập trung vào sự thật và logic

Để ứng phó với người tự ái, bạn không thể mong chờ họ sẽ hiểu được cảm giác cũng như vấn đề bạn đang đề cập. Hãy cố gắng đi thẳng vào những sự thật khách quan, lập luận logic dễ hiểu và rõ ràng.

Ứng phó với người tự ái trong cuộc tranh luận

Diễn đạt ngắn gọn nhưng đầy đủ và giúp đối phương cũng phải tập trung vào đúng sự việc cả hai đang thảo luận hoặc cần giải quyết.

Nhẫn nại và bình tĩnh

Nếu người hay tự ái bị hạn chế ở khả năng làm chủ cảm xúc, vậy thì bạn phải là người chủ động giữ sự bình tĩnh và lòng kiên nhẫn. Thái độ ôn hòa, ít phản ứng mạnh và thể hiện thiện chí của bạn trong cuộc giao tiếp sẽ giúp họ ổn định, dễ nói chuyện hơn.

Nếu bạn cũng là người hơi “nóng tính”, có thể thử một số mẹo để cân bằng cảm xúc ngắn hạn như hít thở sâu, tạm dừng cuộc tranh luận vài phút, uống một ly nước, xin phép đi vệ sinh…

Hạn chế áp dụng các chiến thuật thao túng tâm lý

Đối mặt với người tự ái, tốt nhất bạn nên tập trung vào một vấn đề ngay lúc đó và đừng dùng thuật tâm lý dẫn dắt họ quá nhiều. 

Ứng phó với người tự ái trong cuộc tranh luận

Nói đúng trọng tâm, giữ vững lập trường và có thái độ giao tiếp lành mạnh, tiếp xúc ánh mắt với họ… sẽ giúp cuộc trao đổi bớt căng thẳng hơn.

Nên có giới hạn cho cuộc tranh luận

Khi cảm thấy mọi cố gắng và tranh luận vẫn không đi đến đâu, thậm chí bầu không khí có vẻ tệ hơn, hãy chủ động tạm dừng buổi gặp gỡ này. Bạn có thể đưa ra lý do nào đó để nói lời tạm biệt và hẹn đối phương một thời gian khác.

Một khi người hay tự ái có biểu hiện cảm xúc thái quá, cho dù cố gắng thêm cũng không đạt được kết quả tốt. Bạn nên là người quan sát tinh tế để kịp thời ngăn chặn những vấn đề không hay có thể xảy ra.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những mẹo hữu ích để ứng phó với người tự ái, đem đến kết quả tốt đẹp cho cuộc tranh luận.

Thiên Khuê (Theo Psych)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Phương Vy Idol giảm thành công 20kg, 'vịt hóa thiên nga' vượt qua những lời miệt thị