Ý nghĩa các vị trí nằm trong bụng mẹ của thai nhi

2019-05-26 11:00
- Mẹ sẽ trải qua một ca sinh mổ nếu trước khi chuyển dạ, bé vẫn nằm ngang trong tử cung.

Em bé có thể thay đổi rất nhiều vị trí trong suốt thai kỳ. Việc để mắt đến vị trí con nằm cũng quan trọng như thường xuyên kiểm tra sự tăng trưởng và nhịp tim vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé, sự an toàn của con - đặc biệt là vị trí thai nhi trước khi chuyển dạ. 

 Trước  

Đây là tư thế của hầu hết thai nhi trước khi bắt đầu chuyển dạ và nó được coi là tư thế tốt nhất để con dễ dàng ra đời. Ở vị trí này, đầu của em bé sẽ nằm trong phạm vi xương chậu của mẹ và lưng tựa vào bụng mẹ, cho phép con đẩy xuống và mở cổ tử cung khi chuyển dạ. Nếu em bé nằm hơi nghiêng sang trái hoặc sang phải, vị trí có thể được gọi là chẩm trái trước (LOA) hoặc chẩm phải trước, tương ứng. 

 Sau  

Vị trí này còn được gọi là vị trí lưng kề lưng. Đầu của bé hướng xuống dưới và lưng bé tựa vào lưng mẹ. Không giống như vị trí trước, thai nhi nằm ở vị trí này khiến phần đầu khó đi qua khu vực nhỏ nhất của khung chậu. Điều này khiến quá trình chuyển dạ trở nên dài hơn và chậm hơn so với thai nhi có vị trí trước, thậm chí khiến người mẹ bị đau lưng. 

Tư thế này của bé có thể do mẹ ngồi hoặc nằm nhiều trong suốt thai kỳ. Tương tự như vậy, một người mẹ có thể khuyến khích con mình "lăn" vào vị trí mong muốn bằng cách nghiêng về hướng mà con muốn di chuyển vào. 

 Ngang  

Tư thế này xảy ra khi em bé nằm ngang trong tử cung, giống như bé đang nằm ngửa để ngủ. Đa phần thai nhi nhóm này thường quay đầu trước khi mẹ chuyển dạ, nhưng một số lại không. Khi bé nằm ở tư thế này, bác sĩ sẽ thực hiện mổ bắt con, nếu không có thể xảy ra hiện tượng sa dây rốn, khi đó dây rốn được đưa ra trước em bé. 

 Ngược  

Ở vị trí này, đầu của bé hướng lên trên thay vì xuống dưới, bên trong xương chậu của mẹ. Vị trí này là an toàn với bé khi nằm trong bụng mẹ nhưng có thể gây nguy hiểm lúc chuyển dạ. Nguyên nhân gây ngôi thai ngược là do một số yếu tố khác nhau như lượng nước ối trong tử cung hoặc hình dạng tử cung. 

Phụ nữ mang thai nhiều hơn một em bé có thể gặp trường hợp ngôi thai mông. 

 Vị trí của thai nhi có thể được thay đổi  

Trên thực tế, hầu hết các em bé sẽ tự nhiên thay đổi vị trí sau 36 tuần. Một số em bé thậm chí đã thay đổi vị trí ngay trước khi chuyển dạ. Để thay đổi vị trí của em bé tư thế ngôi mông, bác sĩ hoặc hộ sinh có thể thực hiện xoay từ bên ngoài, theo các thủ công. 

Bên cạnh đó, việc tập thể dục với các động tác nhất định, đi bộ trong nửa giờ, thường xuyên bơi lội hoặc tập cùng trái bóng lớn cũng có tác dụng thay đổi vị trí của thai nhi. Một trong những bài tập phổ biến là nằm chống tay và đầu gối, nâng người lên cao và lắc lư trong vòng 10-15 phút. Mẹ bầu có thể nâng cao chân khi thực hiện động tác này. 

Theo Ngoisao.net

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thực đơn giảm cân với trứng, giúp bạn gái giảm liền 10kg trong 2 tuần, gây sốc cho hội người yêu cũ