Sốt xuất huyết vào mùa: Bệnh viện quá tải, nhiều người vẫn chủ quan

2015-10-02 11:40
- Sốt xuất huyết vào đỉnh dịch, nhiều bệnh viện la liệt bệnh nhân nằm điều trị. Trong khi đó, vẫn có tình trạng người dân chủ quan khi bệnh mới khởi phát không chịu thăm khám bác sĩ
Sốt xuất huyết đang vào đỉnh dịch nên nhiều địa phương đều ghi nhận số ca mắc lên từng ngày. Cụ thể tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 2.100 ca so với năm 2014. Theo Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y Tế, số ca mắc sốt xuất huyết tại 51 tỉnh, thành phố là 36.000 trường hợp, trong khi năm 2014 có 19.500 ca mắc. Số ca sốt xuất huyết tử vong tính đến thời điểm này là 23 ca, còn năm 2014 chỉ có 20 trường hợp tử vong.
Sốt xuất huyết vào mùa: Bệnh viện quá tải, nhiều người vẫn chủ quan

Điều đáng lo ngại là nhiều người vẫn chủ quan, khi sốt xuất huyết trở nặng mới đến bệnh viện (Ảnh: Dân Việt)

Riêng tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, số ca nhập viện vì sốt xuất huyết tăng từng ngày. Do đó, quy mô giường bệnh của cơ sở y tế này không đáp ứng được số lượng bệnh nhân đông. Cho nên, cảnh những giường phải nằm ghép 2-3 người/giường, thậm chí có người phải nằm trên giường kê ở hành lang không phải hiếm gặp.
Tất tả ngược xuôi lo các thủ tục nhập viện, vừa phải lo chăm mẹ bị sốt xuất huyết nặng, anh Tùng (Đống Đa, Hà Nội) lắc đầu khi phải chứng kiến 2-3 bệnh nhân nằm cùng một giường. Theo lời anh Tùng, việc các bệnh nhân bị sốt xuất huyết đã khó chịu, nay phải ghép đôi ghép ba lại càng mệt mỏi hơn. Các sinh hoạt cá nhân bị ảnh hưởng rất nhiều.
"Số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đông nên người nhà đi theo cũng không biết ngồi hay ngủ ở đâu. Người này thay người kia về nhà ngủ rồi vào viện để trông người bệnh. Tôi thấy ai cũng vất vả, khó chịu lắm nhưng đành phải chấp nhận thôi", anh Tùng nói.
Còn vợ chồng anh Hào (Hà Nam) túc trực bên giường bệnh của cậu con trai lớn 23 tuổi không dám rời chân nửa bước. Theo lời kể của vợ chồng anh Hào, sau khi đi học thêm cuối tuần trước về nhà thì cháu sốt cao hơn 40 độ C, trước đó cũng đã có dấu hiệu mệt mỏi nhưng không được để ý. Ban đầu, vợ chồng anh chị chỉ nghĩ do cảm lạnh hoặc ốm bình thường. Dù uống thuốc, xông lá nhưng 2 ngày sau vẫn không cắt được cơn sốt liên tục. Sáng thứ 2 ngày 28/9, con trai bị chảy máu cam, xuất huyết dưới da, đi ngoài ra máu... vợ chồng anh chị mới tá hỏa đưa lên Hà Nội cấp cứu.
"Theo các bác sĩ, con tôi bị biến chứng do sốt xuất huyết. Trên đường đi lên Hà Nội còn có co giật, tôi lo quá nhìn con mà hối hận không lưu ý đến sốt xuất huyết đang vào mùa. Dự kiến cháu phải điều trị thêm 2-3 tuần nữa", anh Hào lo lắng nói. 
Cẩn thận biến chứng
Bác sĩ Nguyễn Kim Thư (Phó Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho hay, trong những ngày qua, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng muộn, có biến chứng. Thậm chí, nhiều người không nghĩ bản thân bị sốt xuất huyết, lúc xuất hiện những triệu chứng như nổi ba trên da, nôn nhiều, đau bụng kéo dài mới đi khám.
Trong số các bệnh nhân nhập viện, có không ít người chuyển sang giai đoạn tăng nặng. Cụ thể có những bệnh nhân như con trai anh Hào đã nói ở trên, xuất hiện tình trạng chảy máu cam, tiểu cầu giảm, xuất huyết tiêu hóa mới đi khám. Sốt cao kéo dài không được phát hiện sẽ dẫn đến co giật để lại di chứng ở não, hệ thần kinh trung ương.
Tại khu vực phía Nam, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp.HCM cũng ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện tăng cao hơn so với hồi đầu tháng 9. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tại bệnh viện này vẫn chưa ghi nhận sự quá tải hay phải ghép chung giường. 
Số liệu từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM) cho hay, từ đầu năm 2015 đến nay có 4.500 ca mắc sốt xuất huyết tăng 47% so với các năm trước. Tháng 9/2015, có 850 ca, trong đó hơn một nửa là bệnh nhân đến từ Tp.HCM và các vùng phụ cận.
Khi trẻ em hay người lớn xuất hiện các triệu chứng của sốt xuất huyết như sau cần phải đưa đi khám sớm:
Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong).
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
- Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%) kèm theo xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa...

 

Cách phòng tránh sốt xuất huyết:
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy:
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
Anh Minh (Tổng hợp)
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


30 phút làm thon gọn và săn chắc cơ (Phần 2)