Bệnh bạch hầu từng là nỗi đáng sợ với thế giới như thế nào?

2016-07-15 09:45
- Từ thế kỷ 5 trước Công nguyên, bệnh bạch hầu đã được mô tả, sau đó hàng chục thế kỷ nó tiếp tục khiến hàng ngàn người chết cho đến khi vắc xin phòng bệnh được tìm ra.
Ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên, bệnh bạch hầu được mô tả lần đầu tiên. Một số tài liệu cũng đề cập sơ qua về căn bệnh này ở một số khu vực của Ai Cập cổ đại.

Ca bệnh bạch hầu lần đầu được phát hiện năm 1600, tuy nhiên vào thời điểm đó chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh và không ai làm được điều này. Có một số đứa trẻ may mắn sống sót còn người lớn mắc bệnh gần như tử vong 100%.

Năm 1613, Tây Ban Nha đã trải qua đại dịch bệnh bạch hầu với nhiều trường hợp tử vong. Năm 1730, bạch hầu đã xảy ra ở Mỹ giết chết nhiều trẻ em. Trong đó, có 1/3 số trẻ em dưới 10 tuổi. Đến những năm 1800, các nhà khoa học đã xác định được chính xác vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh bạch hầu từng là nỗi đáng sợ với thế giới như thế nào?

(Ảnh minh họa)

Ngay sau đó, cách thức điều trị đã có những bước tiến đáng kể. Việc tiêm chủng bạch hầu được xem là tiến bộ lớn. Hai nhà khoa học Emil và Behring đoạt giải Nobel cho cống hiến tìm ra huyết thanh kháng vi khuẩn gây bạch hầu.

Việc sử dụng vắc xin đã giúp phòng bệnh và giảm số bệnh nhân mắc bạch hầu đáng kể. Tuy nhiên, dù đã có vắc xin, một số nơi trên thế giới vẫn bùng phát dịch bạch hầu.

Năm 1943, một lần nữa dịch bệnh bạch hầu bùng phát ở châu Âu. Thời điểm đó đang xảy ra chiến tranh ở khu vực này, vì vậy phương tiện thiết bị và điều kiện chữa trị thiếu thốn khiến cho 1 triệu người mắc bệnh, 50000 người tử vong.

Hồi năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận hơn 7.300 ca mắc bệnh bạch hầu. Trên thực tế con số có thể cao hơn nữa. Ngoài ra, từ đầu năm 2016 đến nay đã có các trường hợp tử vong vì bệnh này ở các bang Kedah, Malacca, Sabah của Malaysia.

Mới đây, tại Việt Nam, bạch hầu xuất hiện tại tỉnh Bình Phước. Các ca bệnh bắt đầu có triệu chứng từ cuối tháng 6, tính đến 12/7/2016 có 31 người mắc bệnh bạch hầu tại xã Thuận Lợi và Thuận Phú. Trong đó, xã Thuận Lợi có 30 người mắc, xã Thuận Phú có 1 người mắc. Đến nay đã có 3 trường hợp tử vong, 22 người đang tiếp tục điều trị còn có 6 người đã xuất viện.

Hiện tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu lây lan.

Tại Việt Nam, trước khi tiến hành chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh bạch hầu lưu hành ở các tỉnh, thành với các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, sau khi vắc xin phòng bệnh bạch hầu được tiêm chủng, số trường hợp mắc đã giảm hàng trăm lần.

Trước đó, tại Lào cũng từng ghi nhận ca bệnh bạch hầu hồi năm 2015. Cụ thể, có đến 6/17 tỉnh của Lào có các ca mắc bệnh bạch hầu. Theo thống kê vào thời điểm đó có ít nhất 11 trường hợp tử vong. Các trường hợp mắc bệnh chủ yếu dưới 15 tuổi. Điều đáng nói là các ca mắc đều không điều tra được việc từng tiêm vắc xin.

Hiện tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu lây lan.

 

Cách phòng bệnh bạch hầu

 1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Bảo Ái (Dịch Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những người dám phanh phui showbiz Việt