Mưa đá ở Lào Cai: Giao mùa cảnh giác với thời tiết bất thường

2015-03-13 17:10
- Hôm 12/3, mưa đá xuất hiện ở Lào Cai, đây là đợt mưa đá đầu tiên trong năm nay. Tuy nhiên, hiện tượng mưa đá không còn hiếm trong những năm gần đây, đặc biệt là thời điểm giao mùa.
Đề phòng mưa đá lúc giao mùa
Chiều tối ngày 12/3, một trận mưa đá đã xảy ra tại hai xã gồm Y Tý và Ngải Thầu (Lào Cai). Trận mưa kéo dài 5 phút. Được biết, hạt mưa đá có đường kính trung bình 0,5 cm-1cm, khiến cho một số diện tích hoa màu bị dập nát, không có thiệt hại về người.
Đây không phải là trận mưa đá đầu tiên trong năm nay ở Lào Cai, trước đó, mưa đá xuất hiện ở Sapa hôm 14-2. Trận mưa đá xảy ra vào lúc 10h45' sáng 14-2. Tuy nhiên, theo đánh giá, đây là trận mưa đá có cường độ nhỏ với những viên đá bằng hạt ngô nên gây ảnh hưởng đến hoa màu và cuộc sống người dân.
Trước đó vào khoảng tháng 4/2014, mưa đá cũng xảy ra tại tỉnh Lào Cai. Địa bàn bị ảnh hưởng là phường Bình Minh (TP Lào Cai), thôn Bến Đền, xã Gia Phú (Bảo Thắng) và xã Nậm Đét (Bắc Hà). Mưa đá trút xuống các cục đá có đường kính khoảng 1cm, nhưng cá biệt có những hạt 1,5cm. 
          
Hồi năm 2003, cơ quan khí tượng cũng ghi nhận những trận mưa đá tại một số địa phương như ngày 22/3/2013, mưa đá xảy ra tại xã Diên Bình, thị trấn Đắc Tô (Đắc Tô, Kontum), kích cỡ hạt đá có viên lên đến 3cm. Còn trước đó, ngày 20/3, khu vực thủy điện sông Tranh cũng bị mưa đá, lốc xoáy làm cho nước đổ về lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2 tăng lên. 
Mưa đá là hiện tượng thời tiết thường xảy ra vào thời điểm giao mùa từ mùa xuân sang mùa hè, khi hai luồng khí nóng lạnh gặp nhau gây ra sự bất ổn định thời tiết. 
Theo các chuyên gia khí tượng, mưa đá bao gồm các hạt băng (nước đá) trong suốt hoặc không trong suốt có kích thước khác nhau, nhỏ như hạt đậu hay to như quả bưởi. Mưa đá hình thành bên trong những đám mây đối lưu (Mây đối lưu là đám mây có hình dạng của cái đe và thường gây ra dông) khi có dòng thăng mạnh mẽ để đưa các hạt nước mưa và các tinh thể băng ngược lên vào trong đám mây nơi có nhiệt độ đóng băng thấp và các hạt mưa sẽ đóng băng thành tuyết hoặc các hạt băng nếu như có sẵn có các hạt nhân ngưng kết.
Sau đó các hạt băng được mang qua đám mây nơi có hàng triệu các hạt nước siêu lạnh va chạm với bề mặt băng và ngay lập tức bị đóng băng trên bề mặt đó và tạo thành các hạt băng lớn hơn. Lúc này khi các hạt băng hay các hạt mưa đá đã lên tới đỉnh đám mây, nó bắt đầu rơi xuống trên rìa phía ngoài của đám mây nơi có dòng thăng yếu hơn.
Hạt mưa đá tiếp tục rơi xuống khu vực có dòng thăng mạnh hơn và quá trình (chu trình) này lại lặp lại tạo thành những hạt mưa đá có kích thước lớn hơn. Quá trình này sẽ tiếp tục và hạt mưa đá lớn dần lên cho đến khi dòng thăng không thể đẩy nó đi lên được nữa thì nó rơi xuống khỏi đám mây và rơi xuống mặt đất.
Tại địa bàn xảy ra mưa đá, có thể trước đó là những ngày nắng nóng, hanh khô nhưng ngay lập tức có luồng khí lạnh tràn xuống, chính điều này kích thích đối lưu phát triển, hơi nước bốc lên cao ngưng tụ thành các hạt đá.
Vào những ngày chuyển mùa như giai đoạn này rất dễ xảy ra mưa đá do yếu tố khối khí nóng phía Tây và xen kẽ với những đợt không khí lạnh nhỏ. "Nếu thấy trời nổi dông, gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông, gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó có lắc rắc vài hạt mưa rào và cảm thấy nhiệt độ không khí lạnh đi nhanh chóng, có thể mưa đá sẽ xảy ra. Tất nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu chỉ ra khả năng sắp có mưa đá. Thực tế rất khó nhận biết và dự báo khi nào sẽ có mưa đá", chuyên gia khí tượng nói.
Tuyết rơi do biến đổi khí hậu?
Không chỉ có mưa đá mà trong những năm gần đây, hiện tượng tuyết rơi dày cũng xuất hiện ở Sapa. Như cách đây vài tháng, Sapa (Lào Cai) xuất hiện tuyết rơi, dù không kéo dài nhưng đã thu hút một lượng đông đảo các du khách từ Hà Nội lên tham quan, chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên hiếm có này.
Tuy nhiên, bên cạnh giá trị về mặt mỹ quan, gây lạ lùng với nhiều người. Tuyết xuất hiện trong những năm gần đây cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con bản địa. Đặc biệt, việc tuyết rơi gây ảnh hưởng với các diện tích cây trồng, hoa màu, rau nếu không được che chắn cẩn thận.
Nếu như những năm trước, rét đậm và rét hại chỉ khiến cho những vùng núi cao trong đó có Sapa đóng băng thì nay tuyết đã rơi. Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân có thể là do biến đổi khí hậu.
Tuyết rơi tại Sapa hồi đầu tháng 1/2015.
Tuyết xuất hiện khi có 2 yếu tố là không khí lạnh ở tầng thấp và dòng tuyết ở tầng cao. Các đám mây với nhiệt độ -10 có các phân tử nước tập hợp thành tinh thể đá nhỏ, tăng trọng lượng dần rồi rơi xuống.
Biến đổi khí hậu dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có kiểu thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh. Như tối 9/1/2015 vừa qua, tuyết bắt đầu rơi ở khu vực đèo Ô Quý Hồ (Sapa, Lào Cai). Khu vực tuyết rơi có địa hình cao hơn 1.900m so với mặt nước biển. Tuy nhiên đến sáng 10/1, tuyết bắt đầu ngừng rơi, mặt đất và cây cối, mái nhà phủ lớp tuyết mỏng 5-10 cm. 

Ánh Dương (Tổng hợp)
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hậu tháo túi ngực, nhan sắc 3 sao nữ này được khen thế nào?