Clip hướng dẫn phòng tránh giật điện thoại trên đường

2015-10-28 09:53
- Mới đây, 1 clip hướng dẫn cách làm sao để kẻ cướp giật không thể lấy được điện thoại thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Mới đây, một clip hướng dẫn xử lý khi có kẻ giật điện thoại trên đường được share trên mạng xã hội đã thu hút hàng ngàn comment và like của cư dân mạng. Giật điện thoại không còn là điều hiếm thấy ở các thành phố lớn đặc biệt những nơi có cư dân đông như Tp.HCM. Chuyện giật điện thoại xảy ra nhiều, người bị giật không biết làm gì trong vài giây ngắn ngủi đó. Còn kẻ giật điện thoại quá lưu manh, chuyên nghiệp và bất chấp an toàn tính mạng của người cầm điện thoại

  

Cầm điện thoại đúng cách như hình trên.

Nhận diện tình huống giật điện thoại trên đường có thể lúc đang ngồi nghe điện thoại ở vỉa hè, đang đi xe máy hoặc xe đạp mà nhắn tin hoặc nghe điện thoại, nghe điện thoại khi đang chờ đèn đỏ hoặc đang đi bộ trên vỉa hè vẫn cầm điện thoại nhắn tin...

Khi đó, người bị giật chỉ chú tâm vào điện thoại và việc nhắn tin mà dường như không quan tâm đến xung quanh. Đối tượng cướp giật sẵn sàng ra tay ngay khi có thời điểm thuận lợi, đánh trúng tâm lý chủ quan và không để ý của người cầm điện thoại, chúng chỉ cần chạy từ đằng sau với tốc độ cao để giật mạnh.

Clip hướng dẫn phòng tránh giật điện thoại trên đường
Khi bị cướp chỉ cần thả lỏng tay xuống.

Lúc đó, người có điện thoại bị giật chỉ biết mồm chữ 0, thậm chí quá bất ngờ mà không có phản ứng gì ngoài việc đứng sững lại. Theo nội dung của clip được share trên mạng xã hội, các chuyên gia khuyên: Không nên dùng điện thoại khi đang đi trên đường. Nếu có những cuộc gọi hay nhắn tin phải nghe và phản hồi ngay, bạn nên dừng vào lề đường để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, trong lúc đó, bạn phải chú ý quan sát xung quanh, xem có đối tượng nào đang để ý không.

Khi cầm điện thoại phải đảm bảo sự chắc chắn. Thay vì cầm ở lòng bàn tay để áp vào tai thì bạn cầm đặt ngón trỏ ở trên cùng, ngón cái và 3 ngón còn lại áp chặt vào thành bên phải và bên trái nhằm tạo ra sự chắc chắn khi cầm. 

       

Với trường hợp bị giật điện thoại, bạn nên chú ý không giằng co với kẻ cướp giật. Cách tốt nhất là bạn hạ tay xuống ra gần sau lưng mình, kẻ giật sẽ bị mất thăng bằng và ngã xuống. Điều này giúp đảm bảo không bị cướp mà vẫn an toàn cho bản thân. 

Thói quen dùng điện thoại khi lái xe nguy hiểm

Thói quen dùng điện thoại khi đi xe máy hay ô tô đều rất nguy hiểm. Bởi điện thoại là nguyên nhân dẫn đến việc người lái xe bị phân tâm, chỉ cần một tích tắc không để ý sẽ gây hậu quả khôn lường. Không ít vụ tai nạn xảy ra trên đường chỉ vì điện thoại di động.

Năm 2013, một cô gái lái xe trên cầu Vĩnh Tuy, vừa đi vừa dùng điện thoại nên xe bị đụng vào thành cầu. Sau đó, xe bị kéo lê hàng chục mét, cô gái phía sau bị tử vong tại chỗ, còn người lái xe bị thương nặng. 

Ngày 19-10-2014, Nguyễn Trung Hiếu điều khiển ô tô tải lưu thông trên QL1A, khi đi đến địa bàn xóm Ngọc Tân, xã Diễn Ngọc (Diễn Châu, Nghệ An) thì tông vào xe máy do anh Cao Bá Tám (Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An), chở theo vợ là Cao Thị Mận (SN 1981) và con Cao Bá Hiếu (3 tuổi) đi cùng chiều.
Cú va chạm đã làm cho cả nhà anh Tám tử vong do bị cuốn vào gầm xe. Nguyên nhân gây tai nạn là do Hiếu nghe điện thoại không làm chủ được tốc độ khiến vụ tai nạn xảy ra.
 
Tại điểm h, khoản 1, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định 34/2010/NĐ-CP, như sau: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô-tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô-tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Phạt tiền từ 60.000-80.000 đồng đối với hành vi đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô.
 

Phương Anh
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 chòm sao có số mệnh trở thành đại gia